NỘI DUNG CHÍNH SẼ TRÌNH BÀY
Trà đá vỉa hè đã trở nên phổ biến và là thức uống bình dân của hầu hết người dân Việt Nam. Chỉ cần có một địa điểm đông người qua lại, trước cổng bệnh viện, trường học, hay cạnh một hàng ăn, hàng quán đông đúc, thêm vài chiếc ghế nhựa là bạn đã có thể mở được một quán trà đà vỉa hè.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán nước vỉa hè
Kinh doanh quán vỉa hè là sự lựa chọn phù hợp nhất đối với nhiều nhà kinh doanh có ít vốn mà muốn thu lợi nhuận nhanh. Chính vì điều đó đã không có ít người “thi nhau” mở quán trà đá tưởng có thể đổi đời nhờ thức uống dân dã này. Nhưng trong kinh doanh, không phải cứ cái gì nhiều người làm thì sẽ thành công, có rất nhiều người chạy theo “trend”, ôm vốn đi mở quán trà đá nhưng kết quả thu về lại lỗ, phải đóng cửa chỉ sau mấy tháng hoạt động.
Vậy để mở một quán trà đá thì phải làm như thế nào? Kinh nghiệm nào cho người muốn kinh doanh trà đá vỉa hè? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Các bước mở quán trà đá cho người mới bắt đầu kinh doanh
1. Khảo sát, tìm hiểu địa điểm, mặt bằng mở quán
Bước đầu tiên khi xác định kinh doanh trà đá đó chính là xác định địa điểm, mặt bằng kinh doanh. Bởi địa điểm bán trà đá là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công. Bạn không thể bán đồ uống này tại những nơi vắng khách, ít người qua lại, hoặc bán cho những đối tượng không phù hợp như trẻ nhỏ được. Trà đá vỉa hè sẽ đắt hàng và đông khách hơn nếu bạn mở gần trường đại học, trường cấp 3, bệnh viện, khu dân cư đông, khu công sở, văn phòng đông đúc, thuận lợi giao thông, vỉa hè có xe cho khách càng tốt.
Đối tượng khách không giới hạn nên bạn chỉ cần chọn khu đông dân, mật độ qua lại nhiều là ổn. Một điểm cộng khi kinh doanh quán trà đá đó chính là không cần thuê mặt bằng, hàng quán lớn mà chỉ cần vài mét vuông nho nhỏ là đủ, vốn ít nhưng kinh doanh thu lời khá cao.
Có một lưu ý đó là đừng mở quán quá xa nhà để đỡ tiền vận chuyển, tiền gửi đồ, mở quán trà đá cũng cần khá nhiều đồ lỉnh kỉnh nên xa xôi quá cũng bất tiện.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán trà sữa
2. Chuẩn bị vốn để mở quán trà đá
Mở quá trà đá không cần vốn quá nhiều, chỉ cần khởi nghiệp với vốn ít ỏi, tùy điều kiện có thể từ 1 – 2 triệu đến 5 triệu, thậm chí có nhiều bạn bán trà đá chỉ với số vốn dưới 1 triệu. Với số vốn đó, bạn hãy sử dụng để mua dụng cụ cần thiết cho việc kinh doanh như cốc chén, hơn chục ghế nhựa, phích nước, ấm pha trà và nguyên liệu đồ uống, mua hàng (chè, thuốc, đá, kẹo, bánh…)
>>> Xem thêm: Kẹo cu đơ (thích hợp quán nước chè)
Có thể thấy, số vốn bỏ ra để kinh doanh trà đá là không nhiều mà các vật dụng này chỉ phải chi có một lần, tiền lãi cũng cao, nên gỡ lại vốn sẽ rất nhanh.
Bạn cũng nên dành ra một khoản riêng tầm 500.000 đồng/tháng (chi phí quan hệ đối ngoại), ở một số nơi, lực lượng trật tự phường rất ghét quán nước nên sẽ gây phiền nhiễu. Cố gắng quan hệ tốt với họ, kể cả bằng vật chất và quen biết thân thiết.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán chè
3. Mua sắm vật dụng cần thiết để mở quán trà đá
Để mở 1 quán trà đá, bạn cần mua 1 số đồ dùng cần thiết như: 1 bàn gỗ hoặc nhựa, ghế nhựa thấp, mấy phích nước, cốc thủy tinh nhỏ, phích đựng đá, bình nước lọc, tấm bạt hoặc 1 chiếc ô khổ to (dùng khi trời mưa), hộp kính để thuốc lá… Tuy nhiên, nếu mua toàn bộ các sản phẩm này là đồ mới, giá cũng khá cao. Chính vì thế, lời khuyên dành cho các bạn là nên tìm các cửa hàng thanh lý đồ cũ hoặc quán nào muốn sang nhượng cửa hàng, giá sẽ rẻ hơn 1/3 và có khi rẻ hơn 1/2 giá mới đấy nhé.
Nguyên liệu pha trà đá như: chè (loại vừa ngon), lá chè tươi, hoặc bạn có thể bán thêm nước vối, nước nhân trần, nước đỗ đen… sẽ được nhiều khách đến hơn vì đa dạng nhiều loại nước uống giải khát bình dân, giải nhiệt.
Bạn có thể đặt nguồn chè, nhân trần, vối… từ quê cho rẻ hoặc đến các chợ đầu mối mua, nước pha chè cũng phải đun sôi vệ sinh, pha thêm nước lọc, đề cao uy tín, không vì lợi nhuận mà pha nước lã, nước bẩn, mất an toàn vệ sinh.
Không chỉ vậy, bạn hãy kết hợp bán thêm một số loại bánh kẹo, đồ ăn “chống buồn miệng”, tăng thời gian khách ngồi tại quán của bạn như hướng dương, kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo cao su, bánh rán…
Từ đó có thể thấy chỉ với mặt bằng nhỏ, chi phí bỏ ra không nhiều nhưng nếu chăm chỉ, cởi mở thân thiện, nguyên liệu đảm bảo, sạch sẽ, bạn sẽ thu về lợi nhuận không nhỏ, nếu có duyên thì hàng của bạn sẽ rất đắt khách. Nhưng tại sao cũng bắt đầu như trên nhưng công việc kinh doanh trà đá của bạn lại không “thuận buồm xuôi gió” như người ta? Đâu là lý do?
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bia hơi
2. Kinh nghiệm mở quán trà đá vỉa hè
1. Hãy cân nhắc giá thuê cửa hàng, mặt bằng
Vì bán trà đá nên bạn không thể thuê những địa điểm có giá cao ngất ngưởng, hay những mặt bằng giá “cắt cổ” như ngã tư, mặt đường… Bởi như vậy bạn sẽ không được lãi lời là bao nhiêu cho dù quán có đông khách. Từ đó, tiền bạn để dành sẽ cực ít, có khi còn bị thâm hụt vào tiền thuê địa điểm.
Lời khuyên dành cho bạn đó là chỉ nên thuê địa điểm giá rẻ hoặc giá bình dân mới chịu được nhiệt và ổn định kinh doanh lâu dài.
2. Có mối quan hệ với đội an ninh trật tự khu vực
Làm nghề nào bạn cũng cần có mối quan hệ tốt đẹp với các đội an ninh bảo vệ trật tự trong khu vực. Và nghề bán trà đá lại càng cần thiết.
Những lúc khách vắng thì không sao, nhưng thử tưởng tượng xem khi đông khách, quán của bạn sẽ không sao kiểm soát hết như tình trạng đánh chửi nhau, để xe dưới lòng đường, vỉa hè… Những lúc ấy, nếu có mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn qua mắt được đội trật tự hoặc đội đó giúp ổn định lại tình hình một cách nhanh chóng nhất.
3. Pha chế đồ uống ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Một trong những yếu tố khiến việc kinh doanh của bạn thất bại đó chính là an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu bạn đặt vị trí của mình là khách hàng thì ai cũng muốn được thưởng thức đồ uống sạch sẽ, ngon, đảm bảo vệ sinh nhất, dù trà đá chỉ là một thức uống bình dân, vỉa hè. Vì thế khi bạn sử dụng những nguyên liệu chất lượng kém, hương vị không thơm ngon như hàng loại 1, những vị khách sẽ nhận ra ngay và họ sẽ “bái bai” bạn mà tìm đến quán của đối thủ mà thôi.
Có thể bán kèm thêm các loại đặc sản để tăng thu nhập (tham khảo đặc sản )
Để lôi cuốn khách đến quán uống trà đá hoặc các loại trà khác, bạn cần phải học cách pha chế các loại đồ uống ngon, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và có hương vị riêng. Hầu hết khách hàng sẽ đến quán 1-2 lần và thấy đồ uống nhà bạn như vậy sẽ níu chân khách thường xuyên lui tới. Đây cũng là cái sẽ giúp nhiều thực khách kháo nhau tìm tới địa chỉ nhà bạn để thưởng thức nhiều hơn.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán nước mía
4. Đừng chỉ bán trà đá không, hãy bán thêm đồ ăn vặt
Các quán bán trà dù chủ yếu là bán các loại đồ uống. Tuy nhiên, không vì thế mà quán bạn không nên kinh doanh thêm các đồ ăn vặt hấp dẫn, giá bình dân. Thực tế, uống trà bên ngoài quán hầu như phần lớn là các bạn trẻ. Do đó, ngoài uống, họ cũng có nhu cầu ăn vặt. Bạn có thể bán thêm một số món như hướng dương, bim bim, kẹo lạc, bánh rán… Và cũng phải nhớ rằng, đồ ăn vặt cũng nên phải tươi ngon, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
5. Đừng để khách hàng phải đợi chờ
Nếu bạn muốn kinh doanh quán trà đá thành công, hay bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào khác, cho dù khách hàng của bạn là ai đi nữa, thì chắc chắn rằng sẽ không một khách hàng nào muốn sự chờ đợi.
Cho dù là một quán nước vỉa hè, sự phục vụ nhiệt tình và niềm nở, nắm bắt được tâm ý khách hàng và nếu là những khách hàng quen, nhớ được họ thường dùng gì, là một lợi thế rất tốt cho những người kinh doanh.
Thông thường sẽ chẳng có một chủ quán nước vỉa hè nào dậy từ sáng sớm để chuẩn bị dọn hàng và đồ ăn, nhưng đôi khi đó chính là chiêu thức giúp khách hàng đến với quán nhiều hơn, vì họ biết rằng nhu cầu của họ sẽ được phục vụ ngay mà không cần phải đợi chờ, nhất là vào buổi sáng khi khởi đầu một ngày làm việc. Và chính trong lúc những hàng khác đang chưa dọn thì người chủ này hoàn toàn kiếm được một khoản từ những vị khách ra sớm.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cà phê
6. Đặt sự hài lòng của khách hàng lên đầu
Sự hài lòng của khách hàng bao giờ cũng là lý do tồn tại cho sự nghiệp kinh doanh của bạn, dù là quán nước nhỏ ven đường. Nếu bạn bán hàng mà thô lỗ, cọc cằn thì thử hỏi khách hàng có muốn quay lại lần 2 hay không. Hay ngay cả đến những vật dụng bán hàng từ cái ghế gãy cho đến cốc nước bị bẩn, không được vệ sinh sạch, những điều nhỏ lại chính là điểm yếu của quán bạn. Chính vậy, luôn chú ý đến sự thoải mái, hài lòng của khách hàng, cho dù chỉ là những chiếc ghế để họ ngồi uống nước, cũng không thể làm qua loa. Đó chính là những yếu tố nhỏ làm nên thành công lớn.
Nguồn từ: https://salekit.com/