HỒ HOÀNG LIÊN 胡 黃 連

Hồ Hoàng Liên

Cây cỏ, sống lâu năm, toàn thân có lông, dưới đất có thên rễ lớn như ngón tay út, thân chất gỗ. Lá mọc cách, mũi trước nhọn hình viên chùy vùng gốc nhỏ dần, mép có răng cưu.

HỒ HOÀNG LIÊN   胡 黃 連

Picrorhiza kurrosa Royl.

Hồ Hoàng Liên
Hồ Hoàng Liên

Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo.

Tên khác: Cát cô lô trạch (Hoà Hán Dược Khảo).

Tên khoa họcPicrorhiza kurrosa Royl.

Họ khoa học: Berberidaceae.

Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm, toàn thân có lông, dưới đất có thên rễ lớn như ngón tay út, thân chất gỗ. Lá mọc cách, mũi trước nhọn hình viên chùy vùng gốc nhỏ dần, mép có răng cưu. Hoa mọc lên tử giữa thân rễ, rất dài, trên chùm hoa có rất nhiều hoa nhỏ, bài trí thành bông.

Địa lý: Cây này mới được di thực vào Việt Nam, chưa nhiều, còn phải nhập của Trung Quốc.

Phân biệt: Cần phân biệt với Hoàng liên (Xem: Hoàng Liên).

Thu hái, sơ chế: Thu hái vào giữa tháng 7-8 phơi khô cất dùng.

Phần dùng làm thuốc: Rễ.

Mô tả dược liệu: Thân rễ khô biểu hiện hình tròn, hơi cong dài chừng 4,8cm-6,5cm, toàn thể là những mắt tròn dày đặc, trên mỗi mặt có màu vàng tro hoặc lá vẩy chất mỏng bao quanh màu nâu đậm không chỉnh tề, mút trên thân rễ hơi phình lớn, thường có phân nhánh, lá vẩy dày nhiều lớp, mút đỉnh có vết của mầm và sẹo rễ, thân rễ chất nhẹ xốp, mặt bẻ ngang có màu nâu đậm, không bằng phẳng, chính giữa có một lớp vòng màu trắng, có khi phân chia thành nhiều điểm trắng bao quanh như  vòng tròn.

Bào chế: Ngâm nước co sạch và thấm, bào thành lát phơi khô. Khi dùng thì dùng sống hoặc sao.

Tính vị: Vị đắng. Tính lạnh.

Quy kinh: Vào 4 kinh Tâm, Tỳ, Can, Đởm.

Tác dụng: Thanh thấp nhiệt, giải độc, sát trùng.

Chủ trị: Trị trẻ nhỏ bị cam tích, động kinh, tiêu chảy, vàng da, đỏ mắt.

Liều dùng: 2,4 -3g

Kiêng kỵ: Tỳ Vị hư nhược cấm dùng. Khi dùng nên kết hợp với thuốc bổ Tỳ, kiện Vị.

Bảo quản: Để nơi khô ráo.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị thương hàn lao phục mình nóng, đại tiểu tiện đỏ như máu, dùng Hồ hoàng liên 30g, Sơn chí nhân 60g (bỏ vào 30g mật ong trộn đều sao cho tới khi cháy đen) hai vị tán bột, dùng mật heo làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần dùng với 2 lát Sinh khương, 1 trái Ô mai, 3 chén Đồng tiện ngâm nửa ngày, bỏ bã, uống với Đồng tiện nóng sau khi ăn, mỗi lần 10 viên, khi đi ngủ lại uống tiếp (Bản Thảo Đồ Kinh).

+ Trị trẻ nhỏ bị cam tích do nhiệt, bụng đầy, sốt về chiều, tóc khô, không thể dùng Đại hoàng, Hoàng cầm là những thuốc thương tổn vị âm vì sợ sinh ra các chứng khác, lấy Hồ hoàng liên 15g, Ngũ linh chi 30g, tán bột, trộn với mật Heo làm viên to bằng hạt đậu xanh lớn, uống với nước cơm,  mỗi lần 10-20 viên (Toàn Ấu Tâm Kính).

+ Cam tích do Tỳ nhiệt: Hồ hoàng liên, Xuyên hoàng liên, mỗi thứ 15g, Chu sa 10g, tán bột, bỏ vào túi mật heo buộc lại treo lơ lửng trong nồi đất, bên trong nấu nước tương bốc hơi lên thuốc thật lâu, xong lấy ra nghiền nát, bỏ thêm Lô hội, Xạ hương, mỗi thứ 0,3g, lấy nước cơm trộn lthuốc bột àm thành viên, to bằng hạt Mè, mỗi lần uống 5-7 viên đến 20 viên với nước cơm (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).

+ Trẻ con cam tích vàng cả người:  Hồ hoàng liên, Xuyên hoàng liên, mỗi thứ 30g tán bột, dùng Hoàng qua 1 trái bỏ múi cho hết, cho thuốc vào bên trong, khép lại xong bọc Miến quanh Hoàng qua nướng chín, bỏ Miến đi, tán bột, làm viên to bằng hạt đậu xanh uống với nước nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị sốt sau buổi trưa, hai gò má hồng, ho ra đàm huyết do lao phổi: Hồ hoàng liên 6g, Ngân sài hồ, Thanh hao, Miết giáp, Địa cốt bì, Tri mẫu, Tần giao đều 9g, Cam thảo 3g, Sắc uống (Thanh Cốt Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị trẻ nhỏ tiêu hoá kém, đau bụng, bụng đầy do gian đũa, ốm yếu, bứt rứt: Hồ hoàng liên, Cam thảo, Hoàng liên đều 3g, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Sử quân tử, Thần khúc, Mạch nha đều 9g, Sơn tra 6g, Lô hội 5 phân, Cánh mễ 12g. Sắc uống (Phì Nhi Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo:  Hồ hoàng liên có thể thanh Tâm nhiệt, lương Can Đởm trị cốt chưng lao nhiệt, là thuốc hay cho trẻ con bị cam tích kinh giản. Cổ phương dùng ‘Hồ Hoàng Liên Tán’ kết hợp với Chu sa, Ngưu hoàng, Tê giác, Xạ hương, trị trẻ con động kinh do nhiệt, ‘Thanh Cốt Tán’ kết hợp với Ngân sài hồ, Địa cốt bì, Thanh hao, Miết giáp, trị nóng âm ỉ trong xương,  sách ‘Toàn Ấu Tâm Kính’ kết hợp với Ngũ linh chi trộn với nước mật heo làm viên trị trẻ con cam suy dinh dưỡng (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).