NỘI DUNG CHÍNH SẼ TRÌNH BÀY
Bánh canh là món ăn dân dã của người dân Việt Nam có thể ăn cả 3 bữa sáng, trưa, tối. Do đó, tiềm năng bán hàng là rất cao nếu bạn chọn kinh doanh mặt hàng này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về cách mở quán bánh canh cần những gì, lập kế hoạch mở quán bánh canh chi tiết, cụ thể nhất.
Cần bao nhiêu vốn để mở quán bánh canh nhỏ?
Số vốn tùy thuộc vào quy mô quán bánh canh mà bạn muốn mở. Nhiều người mở quán bánh canh với số vốn lên đến cả trăm triệu. Tuy nhiên, có những người chỉ cần 30-40 triệu mở một quán nhỏ đã có thể hốt bạc mỗi ngày. Tùy vào mô hình kinh doanh khác nhau mà số vốn bỏ ra cũng khác nhau.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bún chả Hà Nội
Khi mới bắt đầu kinh doanh không nhất thiết phải mở quán lớn mới đắt khách. Có khi diện tích quán chỉ khoảng 15-20 m2 nhưng cũng đông khách ghé mua, chưa kể là khách đặt mang đi. Chi phí số vốn cần thiết để mở quán bánh canh nhỏ từ trên giấy tờ lý thuyết trở thành thực tế thì cần những khoản sau đây:
– Mặt bằng kinh doanh: Với số vốn nhỏ có thể bỏ ra 3-5 triệu đồng thuê những quán nhỏ, diện tích 15-20 m2 ở gần những tuyến đường đông khách. Không nhất thiết quán phải ở ngay mặt đường, quán ở trong ngõ chút cũng dễ tìm. Chi phí thuê mặt bằng có thể đội thêm nếu quán bánh canh ở gần trung tâm thành phố.
– Cơ sở vật chất: bao gồm các trang thiết bị cần thiết, bàn ghế trong quán khoảng 5-10 bộ với số tiền 3-5 triệu đồng. Xe đẩy đựng hàng đặt trước mặt quán trưng bày đồ ăn khoảng 3-5 triệu đồng. Mua các đồ dùng phục vụ nhu cầu ăn uống như: bát đũa, giấy ăn, hộp đựng gia vị,… khoảng 1,5 – 3 triệu đồng. Chi phí dụng cụ nấu ăn như: xoong nồi 2 – 4 triệu, bếp gas khoảng 1,5 – 3 triệu tùy loại.
– Trang trí quán: đối với quán ăn nhỏ bình dân thì bạn có thể mua thêm dây đèn led trang trí, vài chậu cây nhỏ, sơn mới lại nhà cửa,…. nhằm tạo cảm giác thông thoáng, sạch sẽ là được.
– Nguyên liệu nấu: các loại rau củ, xương bò, xương heo hầm sẽ lấy hàng ngày để đảm bảo độ tươi ngon. Số tiền mỗi ngày mua nguyên liệu cho quán bánh canh nhỏ phục vụ 40-80 suất khoảng 400-800 nghìn đồng.
– Chi phí khác: ngoài các chi phí kể trên bạn cần phải trả tiền nước, tiền gas, tiền điện hàng tháng. Và bạn cần thêm 1 khoản chi phí duy trì hoạt động hàng tháng khoảng 3-5 triệu đồng.
Như vậy tổng tính toán chi phí các khoản rơi vào khoảng 40 triệu đồng.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bánh cuốn
Địa điểm mở quán bán bánh canh
Địa điểm kinh doanh là yếu tố then chốt giúp cho quán bánh canh của bạn có thể tiếp cận với nhiều khách hàng nhất có thể. Quán bánh canh của bạn nên thuê địa điểm ở ngay trên mặt đường những nơi như cổng trường học, bệnh viện hay xí nghiệp thì sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng.
Nếu như số vốn của bạn hạn hẹp, vẫn có thể cân nhắc lựa chọn những địa điểm xa trung tâm nhưng nằm trong khu dân cư thì quán vẫn có thể đông khách như thường.
Nếu bạn mở quán gần trường học, đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên thường chuộng những quán đơn giản, giá thấp tiện đường đi lại. Do vậy cũng không nhất thiết phải ở mặt đường mà mở quán ở một ngõ nhỏ gần trường nhưng quán rộng rãi, sạch sẽ, dễ tìm thì quán vẫn đông khách.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bánh mì
Đối tượng khách mua hàng
Đối tượng phục vụ là dân văn phòng, học sinh, sinh viên nên giá bán tầm khoảng 15.000 -25.000 đồng/ bát tùy theo yêu cầu của khách.
Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ hộp và túi trong trường hợp khách muốn mua mang đi.
Để có thể phục vụ khách hàng ăn tại quán một cách tốt nhất thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ bàn ghế, quạt điện, đèn điện chiếu sáng. Điều quan trọng ở đây là bạn giữ cho cơ sở vật chất cũng như không gian trong quán luôn sạch sẽ để khách hàng có được trải nghiệm ăn uống tốt nhất.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán ăn sáng nhỏ
Nguyên liệu nấu bánh canh
Nguyên liệu là một phần không thể thiếu trong việc nấu món bánh canh. Bạn cần khảo sát thị trường và tìm cho mình nguồn nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ và giá cả phải chăng để đảm bảo món ăn ngon nhất mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Việc lựa chọn nguyên liệu ngon và nấu món ăn hấp dẫn chính là điểm cộng để khách hàng thường xuyên ghé thăm.
Thời gian đầu khi mới mở bán, bạn nên cân nhắc vừa đủ khối lượng thực phẩm mua về để đủ dùng trong ngày. Tránh để sang ngày hôm sau dễ khiến thực phẩm không còn tươi, hương vị món ăn bị giảm.
>>>Xem thêm: Bánh canh khô (nguyên liệu quán bánh canh)
Dụng cụ nấu bánh canh
Bên cạnh nguyên liệu thì dụng cụ nấu ăn cũng là một phần quan trọng cần chuẩn bị khi mở quán bánh canh.
Dụng cụ bao gồm bếp, nồi, xoong, chảo, bát, đũa và các gia vị khác. Thông thường, bạn sẽ cần nồi hầm xương, nồi nấu lèo và nồi nhúng bánh canh.
Với số vốn nhỏ thường bạn sẽ nghĩ đến việc dùng bếp than và nồi nhôm hoặc nồi gang để nấu. Tuy nhiên những loại nồi này thường có nhược điểm giữ nhiệt kém và tốn công đun nấu. Nếu tính toán chi phí thì mất khá nhiều công sức và thời gian.
Hiện nay, bạn có thể mua bộ nồi nấu bánh canh bằng điện để tối ưu quy trình nấu nướng. Với chức năng nấu nướng tự động, nồi nấu bánh canh bằng điện sẽ là cánh tay trái đắc lực giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiền bạc.
>>>Xem thêm: Bún khô (nguyên liệu)
Nhân viên phục vụ nhiệt tình, niềm nở
Để khiến khách hàng hài lòng mỗi khi đến ăn thì chủ quán và nhân viên phục vụ phải luôn niềm nở, nhanh nhẹn và ứng xử linh hoạt. Điều này cũng giúp ích rất nhiều trong việc khiến khách hàng thoải mái và ghé ăn quán bánh canh của bạn nhiều hơn.
Khi mở quán bánh canh nhỏ đông khách, bạn có thể thuê thêm 1-2 bạn nhân viên chạy bàn. Thường thì sẽ thuê luôn sinh viên làm việc part-time, vừa tạo điều kiện thu nhập cho sinh viên làm thêm mà mức giá thuê cũng không đắt quá. Nhìn chung mức lương sinh viên ở quán nhỏ thì sẽ thấp hơn so với những nhà hàng, cửa hàng lớn.
>>>Xem thêm: Đậu phộng (nguyên liệu, gia vị)
Học nấu bánh canh ngon – Bí quyết không thể thiếu cho sự thành công khi mở quán bánh canh
Yếu tố quan trọng để chinh phục khách hàng không thể thiếu đó là món bánh canh cần phải ngon, chất lượng nhất. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh canh được bày bán như bánh canh ghẹ, bánh canh chả cá, bánh canh tôm……Menu bánh canh đa dạng phù hợp cho lựa chọn của nhiều người với từng khẩu vị khác nhau.
Để chế biến ra được những bát bánh canh ngon ngọt, cần có công thức và bí quyết riêng. Bạn có thể tham khảo các cách làm trên mạng và thực hành nhiều hơn để kỹ năng thuần thục nhất. Tốt hơn hết bạn theo học luôn tại những quán bánh canh dạy nghề hoặc những lớp dạy học nấu nướng.
Kế hoạch marketing cho mở quán bánh canh nhỏ
Để tăng cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thì khi mới mở quán bạn cần đi tìm khách hàng. Khi quán có chút thương hiệu được nhiều người biết tới thì khách hàng sẽ tìm tới mình.
Kế hoạch marketing bước đầu cho quán bánh canh nhỏ thì bạn có thể áp dụng phương pháp truyền thống như phát tờ rơi kèm theo chương trình khuyến mãi khai trương, tặng kèm đồ uống, đi 3 người tặng thêm 1 suất,….Mục tiêu ban đầu sẽ là tập đối tượng khách hàng ở gần địa điểm mở quán
Kế hoạch marketing lâu dài thì bạn nên phương án bán hàng đa dạng trên nhiều kênh hơn. Hiện nay các hình thức vận chuyển, giao hàng tận nhà trên mạng xã hội như Facebook, Zalo các ứng dụng đặt đồ ăn như GoFood, GrapFood, Now,….luôn được tận dụng tối đa để tăng lượng đơn hàng bán ra mỗi ngày. Ưu điểm loại hình này là đơn hàng chỉ cần giao đi cho khách mà không ăn tại quán. Do vậy đừng bỏ lỡ cơ hội tăng nhiều suất bán ra mỗi ngày với các kênh bán hàng này.
Mở quán bánh canh cũng không phải quá khó khăn nếu bạn hoạch định được kế hoạch, phương án khi bán hàng. Tất nhiên tùy vào mỗi quá trình kinh doanh bạn cần triển khai những phương pháp tốt nhất, linh hoạt tùy theo nhu cầu thị hiếu của khách. Do vậy, là chủ quán bạn cần lên danh sách các chi phí, công việc hạng mục hợp lý, dự tính được doanh thu để nhanh chóng hồi vốn và có lãi.
Có sử dụng tài liệu của: https://noiphodien123.vn/
Thân ái!
Nguồn hàng giá sỉ Thái Phong