Tổng hợp du lịch Bạc Liêu

Nhắc
đến Bạc Liêu người ta nghĩ ngay đến quê hương của công tử Bạc Liêu – vị công tử
nổi tiếng ăn chơi một thời. Ngoài ra, Bạc Liêu còn là quê hương của cố nhạc sĩ
Cao Văn Lầu người sáng tác ra điệu “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng.

Không
chỉ sở hữu những câu vọng cổ chan chứa nghĩa tình, nơi đây còn nổi tiếng vì có
nhiều giai thoại về vị công tử phong lưu nhất nam kỳ lục tỉnh thời xưa.

Ngoài
điệu Dạ Cổ Hoài Lang nức tiếng xa gần, Bạc Liêu hấp dẫn du khách cả từ những di
tích lịch sử, điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn liền với cảnh quan
và các câu chuyện cổ xưa.

Đến Bạc
Liêu du khách không chỉ được thăm quan nhà công tử Bạc Liêu mà còn có cơ hội
được thưởng thức đờn ca tài tử nghe điệu “Dạ cổ hoài lang” do các nghệ sĩ miệt
vườn thể hiện, du ngoạn phong cảnh thiên nhiên sông nước hữu tình và thưởng
thức nhiều món đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Để chuyến du lịch Bạc
Liêu được thành công, hãy tham khảo những thông tin dưới đây nhé!

Thăm Vườn Nhãn Trăm Tuổi tại Bạc Liêu

Tại Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ đến nay đã trên trăm tuổi. Đây là vườn nhãn đặc biệt nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, là niềm tự hào của người dân địa phương và còn là điểm thu hút khách phương xa đến tham quan. Vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng khoảng 230ha, chạy dài trên 1km đi qua 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông, thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Phật Bà Nam Hải (Bạc Liêu)

Bạc Liêu luôn để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách bởi những biệt thự kiểu Tây được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, những kiến trúc đặc sắc của tháp cổ Vĩnh Hưng và chùa Xiêm Cán, những di tích hào hùng trên cánh đồng Nọc Nạn và đền thờ Bác thiêng liêng… Và thật thiếu sót nếu không kể đến khu du lịch Phật Bà Nam Hải, một thế giới tâm linh đã hòa vào cảnh sắc thiên nhiên.

Quán Âm Phật Đài là tên một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông; hiện tọa lạc ở phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu,Việt Nam. Đây là một công trình văn hóa tâm linh nổi bật của tỉnh, với pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âm hay người dân nơi đây còn gọi lại Mẹ Nam Hải Bạc Liêu cao 11 mét, đứng uy nghi giữa một không gian thoáng đãng hướng nhìn ra biển Đông .

Đặc sản ngon khó cưỡng của Bạc Liêu

Vùng đất Bạc Liêu xưa nay đã nổi tiếng với giai thoại những chàng công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng. Đến du lịch Bạc Liêu, chắc chắn du khách nào cũng tò mò và tìm đến địa chỉ, nơi xuất phát giai thoại này để tìm hiểu. Tuy nhiên, đó là thời trước. Ngày nay, người ta đến Bạc Liêu tham quan không chỉ vì giai thoại chàng công tử Bạc Liêu mà còn là những món ngon ăn đặc sản ở Bạc Liêu. Sự hấp dẫn của ẩm thực vùng đất phương Nam nói chung, Bạc Liêu nói riêng đã lôi cuốn thực khách, du khách xa gần tìm đến đây để thưởng thức. Và không phải những món ăn cầu kỳ sang trọng mà những món ngon đặc sản dân dã vùng miền.

Cá Thòi Lòi- Loài quái thú xấu mà ngon (Bạc Liêu)

Tôi biết đến loài cá thòi lòi mà nhiều người gọi là “quái thú” hay cá leo cây này trong một chuyến du lịch về Bạc Liêu. Đứng trên cây cầu bắc ra nhà hàng phố biển ở bờ biển Bạc Liêu, ngoài việc quan sát những ngư dân đẩy xiệp ven bờ, thứ thu hút tôi hơn cả là rất nhiều chú cá thòi lòi lao nhao lên mặt nước bùn, thi nhau lên bờ. Chúng cũng dạn dĩ gương đôi mắt lồi to nhìn con người chẳng chút sợ hãi. Nhưng để thưởng thức món ngon từ loài cá đặc biệt này thì phải đến khi tôi đến miệt Cà Mau thì mới được anh bạn người bản xứ giới thiệu thưởng thức. Phải nói rằng món cá thòi lòi chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Thế nên sau này, đi đến tỉnh nào ở miền Tây tôi cũng kiếm món ăn từ loại cá này.

Phước Đức Cổ Miếu (Bạc Liêu)

Di tích Phước Đức cổ miếu tọa lạc tại số 74 Điện Biên Phủ, Phường 3, Thị xã Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu, nó được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810, bàn thờ chính là thờ Ông Bổn – Một vị thần được coi là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người sinh cơ lập nghiệp có cuộc sống an lành. 

Đến với Phước Đức cổ miếu các bạn sẽ tận mắt thấy dược kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ.


Sân Chim Bạc Liêu

Bạn muốn ngắm nhìn từng đàn chim bay về tổ? Hay muốn tận hưởng không khí mát dịu trong lành của khu rừng còn nguyên nét hoang sơ? Bạn sẻ tìm thấy tất cả khi đến thăm vườn chim ở Bạc Liêu, một khu vườn còn đậm nét thiên nhiên hoang dã. 

Chỉ cách thị xã Bạc Liêu 6 km về hướng biển nhưng vườn chim Bạc Liêu như tách biệt hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt của một thị xã bận rộn. Trong thời hiện nay, con người ta càng có xu hướng quay về với thiên nhiên cùng bầu không khí an lành…Vì vậy, vườn chim ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch. Đến nơi đây, du khách như được bước vào một thế giới khác. Thế giới với màu xanh bạt ngàn của rừng, âm thanh lãnh lót của những chú chim, và được hít căng tràn buồng phổi cái không khí dịu mát, không có bụi và khói…

Di tích Đồng Nọc Nạng (Bạc Liêu)

Di tích đồng Nọc Nạng là mộ lưu niệm do Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bạc Liêu xây dựng để ghi lại chiến công quật khởi của nông dân Nọc Nạng.
Bạc Liêu là vùng đất có bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng với nhiều cuộc đấu tranh của tầng lớp nông dân đã viết lên những trang sử hào hùng, ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh. Cuộc nổi dậy của anh em Mười Chức vào năm 1928 tại đồng Nọc Nạng, làng Phong Thạnh, quận Giá Rai (nay là huyện Giá Rai), tuy mang tính tự phát nhưng sự dũng cảm và quyết liệt của những người dân nơi đây đã tạo được tiếng vang ở Bạc Liêu, chấn động dư luận cả nước.

Đền thờ Bác Hồ ở Bạc Liêu

Tọa lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, cách trung tâm huyện Vĩnh Lợi khoảng 05km về hướng tây. Đền thờ Bác Hồ, xã Châu Thới đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1998.

Di tích được xây dựng trên một khuôn viên đất rộng 9.300m2 với các kiến trúc chính như: Ngôi Đền thờ Bác, Nhà trưng bày, Hội trường và phòng làm việc, khu nhà ở và khu vườn được trồng nhiều loại cây do khách đến thăm viếng Đền thờ và trồng cây lưu niệm. Đặc biệt, trong khuôn viên di tích không thể thiếu được hồ sen – là một loại hoa luôn gắn với hình ảnh quê hương và tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đờn Ca Tài Tử

Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian [1]. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.

Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu)

Thuộc khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu. Hiện nay, đang được đầu tư xây dựng với diện tích 98,5 ha. Trong tương lai không xa nơi đây sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch lễ hội hành hương cùng với hệ thống nhà hàng khách sạn và khu vui chơi, giải trí đa dạng

TẮM BIỂN… NHÂN TẠO LỚN NHẤT MIỀN TÂY

Phước Đức Cổ Miếu (Bạc Liêu)

Di tích Phước Đức cổ miếu tọa lạc tại số 74 Điện Biên Phủ, Phường 3, Thị xã Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu, nó được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810, bàn thờ chính là thờ Ông Bổn – Một vị thần được coi là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người sinh cơ lập nghiệp có cuộc sống an lành. Đến với Phước Đức cổ miếu các bạn sẽ tận mắt thấy dược kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ.

Vườn Chim Bạc Liêu

Bạn muốn ngắm nhìn từng đàn chim bay về tổ? Hay muốn tận hưởng không khí mát dịu trong lành của khu rừng còn nguyên nét hoang sơ? Bạn sẻ tìm thấy tất cả khi đến thăm vườn chim ở Bạc Liêu, một khu vườn còn đậm nét thiên nhiên hoang dã.

Chỉ cách thị xã Bạc Liêu 6 km về hướng biển nhưng vườn chim Bạc Liêu như tách biệt hẳn với không khí ồn ào, náo nhiệt của một thị xã bận rộn. Trong thời hiện nay, con người ta càng có xu hướng quay về với thiên nhiên cùng bầu không khí an lành…

Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu)

Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, cách TP Bạc Liêu trên 10km, không xa vườn nhãn nổi tiếng của Bạc Liêu.Chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer được liệt vào hàng lớn nhất, đẹp nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Với những kiến trúc độc đáo, tuổi đời hơn một thế kỷ tạo cho du khách những ấn tượng khó quên khi đến tham quan.

Về Bạc Liêu ngủ nhà Công Tử

Ngôi nhà tọa lạc tại số 13, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) rất nổi tiếng với cái tên nhà “Công tử Bạc Liêu” – nay là khách sạn – một địa chỉ mà bất cứ du khách nào khi đặt chân về Bạc Liêu cũng muốn tìm đến tham quan hoặc nghỉ lại một đêm cho biết.


Đã từ lâu, trong dân gian vẫn truyền miệng câu thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” để chỉ lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, cô chiêu xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đại điền chủ giàu có ở vùng đất Nam Bộ dưới thời thực dân, phong kiến. Nhân vật tiêu biểu của danh xưng này chính là Trần Trinh Huy (tên thật là Trần Trinh Quy), sinh năm 1900 tại làng Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, mất năm 1974 tại Sài Gòn.

Tháp Cổ Vĩnh Hưng (Bạc Liêu)

Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, cách TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu khoảng 20km.

Tháp được liệt kê vào danh mục các di tích kiến trúc Khmer, với tên gọi tháp Trà Lòng và đã được nhà cầm quyền lúc đó xếp trong danh mục di tích lịch sử ở Nam Kỳ.

Tháp còn có tên gọi khác như: Bhah Dha, Lục Hiền… Theo tư liệu, tháp cổ Vĩnh Hưng được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1911, có số hiệu 902. Tháp thờ một vị vua Khmer có tên là Yacovar – Man.


Nhà Thờ Tắc Sậy (Bạc Liêu)

Ai đã từng du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long có lẽ sẽ không thể bỏ qua một điểm hành hương nổi tiếng: Nhà thờ Tắc Sậy. Theo những người lớn tuổi ở địa phương, tên gọi Tắc Sậy là do xưa kia có một con đường tắt nhỏ đi ngang qua nhà thờ, nằm giữa đám lau sậy, phát âm của người miền Nam, dần biến âm “tắt” thành “tắc”.

Ngày nay, đi trên quốc lộ 1A từ Bạc Liêu đi Cà Mau ngang qua thị trấn Hộ Phòng thuộc huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, du khách sẽ rất ngạc nhiên khi giữa miền đất nghèo vùng bán đảo Cà Mau hiện diện một cụm kiến trúc uy nghi đường bệ – đó là nhà thờ Tắc Sậy gắn với nơi an nghỉ của Linh mục Trương Bửu Diệp mà từ gần 30 năm nay được nhiều người biết đến với lòng sùng mộ.

Chùa Hưng Thiện (Bạc Liêu)

Chùa Hưng Thiện tọa lạc tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cách thành phố Bạc Liêu khoảng 7 km về hướng đông.


< Tượng Quán Thế Âm Bồ tát một tay cầm bình cam lồ, một tay bắt ấn niệm kinh chú, đứng trên tòa sen với những cánh sen màu hồng nhạt.


Đây là một ngôi chùa nông thôn xưa đã tồn tại trên trăm năm, có nhiều thành tích trong hoạt động Phật sự, góp phần tích cực trong việc hoằng hóa đạo pháp và đào tạo tăng ni cho thế hệ kế thừa.

Kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu

Bạc liêu vùng đất nổi tiếng trù phú phì nhiêu với những cánh đồng lúa xanh ngất ngàn cùng nguồn lợi thủy hải sản vô cùng phong phú. Nơi đây hội tụ nhiều dòng văn hóa Kinh, Hoa, Khơme chính đã tạo cho Bạc Liêu một diện mạo văn hóa riêng biệt.Nhắc đến Bạc Liêu người ta nghĩ ngay đến Công tử Bạc Liêu hay quê hương của phong trào đờn ca tài tử nổi tiếng với “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Xin chia sẻ một số kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu cho bạn.

Còn cập nhật…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *