NỘI DUNG CHÍNH SẼ TRÌNH BÀY
Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu
Cơm niêu, món ăn thân thuộc của người dân Việt Nam, giờ đây đã được đưa lên một tầm cao mới, xuất hiện ở hầu hết các nhà hàng, quán ăn đẳng cấp và tự hào trở thành đại diện cho nền ẩm thực Việt, được giới thiệu với nhiều bạn bè thế giới. Chính vì thế, mở nhà hàng cơm niêu là lựa chọn khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ có đam mê ẩm thực, song, để kinh doanh hiệu quả, bạn hãy trau dồi kiến thức và kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu thành công.
Khi mới bắt đầu kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ phải gặp khó khăn. Do đó, nếu muốn tránh được những rủi ro không đáng có trong chặng đường khởi nghiệp, bạn nên tham khảo và áp dụng một số kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu hữu ích được gợi ý dưới đây!
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cơm gà
Mô hình nhà hàng cơm niêu hiện nay
Từ lâu, cơm niêu là món ăn quen thuộc, trở thành nét đặc trưng của ẩm thực Việt với những hạt cơm dẻo mềm, thơm lừng được nồi niêu đất ôm trọn, giữ hương vị ngọt ngào của từng hạt gạo. Cơm niêu thể hiện được cái hồn, tinh hoa của ẩm thực nước ta, đơn giản nhưng tinh tế, khiến bất kỳ ai khi đã nếm thử hương vị này đều không thể quên.
Như đã nói trên, nhằm nâng tầm món ăn này, các nhà hàng cơm niêu ra đời, không chỉ phục vụ thực khách Việt mà còn được các du khách, người nước ngoài vô cùng yêu thích. Đồng nghĩa, doanh thu mang lại từ mô hình này không kém phần hấp dẫn. Do đó, không ít người quyết định đầu tư vào nó. Tuy nhiên, để thành công khi quyết định “dấn thân” vào thị trường này, bạn cần có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo được xây dựng từ kiến thức, kỹ năng và kể cả kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cơm chay
Mở nhà hàng cơm niêu cần bao nhiêu vốn?
Vốn mở nhà hàng là yếu tố quyết định ý tưởng kinh doanh nhà hàng của bạn có được thực hiện nay không. Sẽ không có con số chính xác khi bạn hỏi “mở nhà hàng cơm niêu cần bao nhiêu vốn”, vì điều này dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, từ việc bạn xác định quy mô nhà hàng, thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng,…
Để giải quyết điều này, lời khuyên tiếp theo dựa trên kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu dành cho người mới bắt đầu là hãy lên một bản kế hoạch chi phí cần chuẩn bị, trong đó bao gồm các hạng mục:
- Chi phí hoàn tất giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn vệ sinh,…
- Chi phí thuê mặt bằng.
- Chi phí thiết kế thi công.
- Chi phí trang trí nội thất.
- Chi phí mua thiết bị, nguyên phụ liệu.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí điện, nước, wifi,…
- …
Ngoài ra, trong bảng kế hoạch cần có cả chi phí dự trù, bảo đảm hoạt động trong những tháng đầu cho đến khi quán có lợi nhuận. Thêm một kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu nữa dành cho bạn, sau khi liệt kê những hạng mục cần đầu tư, bạn sẽ có được con số dự kiến, đó chính là số vốn bạn cần chuẩn bị. Điều này sẽ giúp bạn xác định mình có đủ vốn mở nhà hàng hay phải nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình, hoặc vay vốn ngân hàng. Hãy đưa ra phương hướng giải quyết đúng đắn nhất nhé!
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng
Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu thành công
Ngoài những yếu tố như mặt bằng, thiết kế, nội thất không gian, nhân lực,… Một số kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu cần ghi nhớ, nó chính là yếu tố giúp bạn thành công và thu hút khách hàng.
>>>Xem thêm: Bánh ram (nguyên liệu quán ăn)
1/ Lựa chọn nồi niêu
Điểm tạo nên đặc trưng khác biệt giữa cơm niêu và các loại cơm khác chính là việc được nấu trong nồi niêu (nồi đất). Do đó, kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu là hãy ưu tiên lựa chọn nồi niêu tốt, thế nào là tốt? Chính là nồi niêu được làm từ loại đất sét nguyên chất, dẻo và được nung nóng trong lửa già, nồi niêu nấu cơm ngon phải đảm bảo phần vỏ thật mỏng nhưng kết cấu đòi hỏi sự chắc chắn, cứng cáp để trong quá trình nấu cơm không bị vỡ.
2/ Lựa chọn gạo
Tất nhiên, để có cơm không thể thiếu gạo, đây cũng chính là yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của cơm niêu. Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu là bạn hãy lựa chọn gạo ngon, thiên về độ dẻo, hạt dài và nhọn đầu. Loại gạo này khi nấu sẽ không bị nát, thêm vào đó, hạt gạo sẽ mềm và có hương thơm đặc trưng. Ngoài ra, bạn phải biết canh nước vừa đủ, nếu ít thì không ngon còn nhiều thì cơm dễ bị “sống”.
>>>Xem thêm: Mật mía (gia vị tẩm ướp)
3/ Căn chỉnh độ lửa
Dựa trên những thất bại, kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu là hãy biết canh độ lửa trong quá trình nấu cơm niêu. Để có nồi cơm niêu ngon chuẩn vị, nhiệt độ trong lò nấu thường khoảng 140 độ C và phải nấu trong khoảng 1 tiếng 30 phút thì mới tạo ra độ cháy đặc trưng của cơm niêu và giúp nó có mùi thơm lừng.
>>>Xem thêm: Hành tăm (gia vi tẩm ướp)
4/ Thức ăn đi kèm
Và cuối cùng, yếu tố quyết định sự thành công của món cơm niêu chính là thức ăn đi kèm, bữa cơm niêu chuẩn thường có những món đi kèm đặc trưng như món kho gồm cá kho tiêu, thịt kho, tép đồng kho khế,… và các món xào như sườn xào, gà xào xả ớt,…và các loại canh thơm mát như canh cua rau đay, canh chua cá bông lau,… tất nhiên không thể thiếu các loại rau ăn kèm như rau luộc, bông sú, khổ qua,…
>>>Xem thêm: Măng khô (nguyên liệu nhà hàng)
Thử nghĩ, nếu bạn lấy lớp cháy dưới nồi cơm niêu, chấm vào dĩa thịt kho bên cạnh sẽ có cảm giác như thế nào? Chỉ có thể nói là tuyệt vời!
Cơm niêu là món ăn thân quen nhưng nó có thể trở thành “báu vật” giúp bạn làm giàu đấy! Vì vậy, hãy luôn nỗ lực rèn luyện, học tập và áp dụng kinh nghiệm mở nhà hàng cơm niêu trên. Hy vọng chặng đường kinh doanh của bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn!
Nguồn từ: https://fnbvietnam.vn/
Thân ái
Nguồn hàng giá sỉ