Triệu chứng ngứa hậu môn

ngứa hậu môn

Chào bác sĩ! Dạo gần đây em hay bị ngứa hậu môn, nhất là về ban đêm. Tình trạng này đã kéo dài nhiều tuần khiến em rất mệt mỏi vì thiếu ngủ, công việc ảnh hưởng rất nhiều. Em cứ nghĩ là bị giun nhưng uống thuốc tẩy giun vẫn không hết. Bác sĩ cho em hỏi ngứa hậu môn có phải bị bệnh trĩ không?

T- Nhi (Gò Công)

 Chào bạn! Tình trạng ngứa hậu môn là dấu hiệu của một số bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng. Bạn có thể theo dõi bài viết sau đây để xác định xem mình có dấu hiệu của những bệnh gì, đồng thời sớm thăm khám và điều trị dứt điểm.

Ngứa hậu môn có phải bị bệnh trĩ không?

Ngứa hậu môn bao gồm các cảm giác ngứa rát vùng da ở xung quanh hậu môn, ngứa bên trong hậu môn. Lúc đầu ngứa có thể ít, nhưng dần dần tình trạng ngứa sẽ tăng lên, có thể lan sang cả cơ quan sinh dục khác như bìu, mép âm hộ…

 Hiện tượng ngứa hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng đa phần có liên quan đến những bệnh nguy hiểm ở vùng hậu môn – trực tràng. Cụ thể như sau:

Ngứa hậu môn sẽ nguy hiểm nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời

Ngứa hậu môn do Apxe hậu môn: Bệnh hình thành các ổ mủ ở vùng hậu môn gây ra triệu chứng ngứa hậu môn, lâu ngày sẽ có thể dẫn tới sưng tấy, đau hậu môn, nổi cục và ngứa xung quanh vùng hậu môn, thậm chí còn chảy mủ ở hậu môn gây ẩm ướt, khó chịu…

Ngứa hậu môn do bệnh trĩ: Đây là bệnh chiếm tới 80% nguyên nhân ngứa hậu môn – trực tràng. Biểu hiện đặc trưng của bệnh trĩ ngứa hậu môn là đi ngoài ra máu, sa búi trĩ, viêm loét hậu môn, hậu môn chảy dịch nhầy có mùi hôi, ngứa lỗ hậu môn…

Ngứa do nứt kẽ – polyp – rò hậu môn: Ngoài bệnh trĩ và Apxe hậu môn thì những bệnh này cũng có thể là nguyên nhân khiến vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng gây ngứa hậu môn. Không những thế, Polyp và nứt kẽ hậu môn còn gây ra những triệu chứng ngứa rát lỗ hậu môn, ngứa bên trong hậu môn và tiềm ẩn nguy cơ ung thư rất cao…

Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân gây ngứa lỗ hậu môn

Bệnh tình dục: Một số bệnh như: sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai… rất nguy hiểm và dễ truyền nhiễm. Khi mắc bệnh, vùng da hậu môn bị kích ứng và gây ngứa đít. Nếu không phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong.

Nhiễm nấm Candida: Nấm sinh sống ở trong môi trường âm đạo phụ nữ, có thể di chuyển đến vùng hậu môn, sẽ khiến hậu môn bị ngứa ngáy và khó chịu.

Biến chứng nguy hiểm của hiện tượng ngứa hậu môn

Ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh: Ngứa hậu môn khiến người bệnh luôn phải chịu áp lực tâm lý khi ở chốn đông người, mất đi sự tự tin vốn, dễ nổi giận.

Nguy cơ bị nhiễm trùng máu, rối loại tiêu hóa: Nếu không điều trị kịp thời những nguyên nhân gây ngứa hậu môn do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn… vi khuẩn ký sinh trùng tại vị trí tổn thương viêm loét sẽ xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh còn dẫn đến rối loạn tiêu hóa và gây ung thư hậu môn – trực tràng.

Bệnh trĩ ngứa hậu môn, apxe hay mụn rộp sinh dục cũng có thể gây ngứa

Nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng: Bệnh trĩ, Apxe hậu môn, Polyp hậu môn, Rò hậu môn… nếu không được điều trị, bệnh để lại nhiều biến chứng nặng nề, đặc biệt là ung thư hậu môn – đe dọa tính mạng người bệnh. Trong trường hợp xấu nhất bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt bỏ ống hậu môn để bảo vệ tính mạng cho người bệnh.

Nếu không được điều trị kịp thời, ngứa hậu môn có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, khoải cảm và khả năng quan hệ tình dục

Cách điều trị bệnh trĩ ngứa hậu môn như thế nào?

 Để điều trị ngứa hậu môn do bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh cần tới các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín thăm khám. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa hậu môn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị ngứa hậu môn phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Cụ thể như sau:

Điều trị nội khoa: Người bệnh có thể dùng thuốc để điều trị nhằm làm giảm các triệu chứng đau và tránh khả năng biến chứng của bệnh. Thuốc có nhiều loại như: Thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt trong việc điều trị ngứa hậu môn. Khi dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để việc điều trị được tốt hơn.

Điều trị ngoại khoa: Giai đoạn nặng thì điều trị ngoại khoa như kỹ thuật HCPT, PPH và TST… là phương pháp hiệu quả nhằm giải quyết bệnh lý gây nên tình trạng ngứa hậu môn. Đây là thủ thuật đơn giản, ít đau, hạn chế chảy máu, thời gian phục hồi nhanh.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT: Đây là kỹ thuật đốt điện cao tần – được áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh trĩ cấp độ 2 với tình trạng nhỏ và nhẹ. Phương pháp HCPT sẽ dùng sóng điện cao tần làm đông máu, sau đó dùng dao điện để cắt búi trĩ. Kỹ thuật này tương đối an toàn vì không gây bỏng các tổ chức mô lành, hạn chế được tình trạng đau trong và sau khi tiểu phẫu. Hơn nữa, phương pháp này ít gây chảy máu, bệnh nhân không cần nằm viện, thời gian phục hồi nhanh chóng.

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp PPH – TST: Áp dụng cho các bệnh nhân bị trĩ cấp độ 3 trở lên, có búi trĩ to, trĩ vòng và cấp độ 4 khi các búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là dựa trên kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, các bác sĩ sẽ sử dụng máy kẹp nong rộng lỗ hậu môn, sau đó cắt bỏ búi trĩ và khâu nối tự động một cách nhanh chóng, chính xác, không làm tổn hại đến các mô xung quanh.

Điều trị ngứa hậu môn do Polyp: Phương pháp điều trị thường là nội soi cắt khối Polyp nếu chúng có cuống dài và chưa bị ung thư hóa. Trường hợp cuống ngắn hoặc có tế bào ung thư cần được bác sĩ chẩn đoán trước khi điều trị để đảm bảo an toàn.

Điều trị nứt kẽ hậu môn: Khi bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ điều trị bằng các thuốc bôi vào vùng ngoài của hậu môn giúp giãn co thắt cơ tại hậu môn, giạn mạch và tăng lưu thông máu. Nhưng khi tình trạng rách hậu môn chuyển sang giai đoạn mãn tính, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ vòng hậu môn, cắt bỏ vết nứt và mô sợi xung quanh hậu môn để giảm co thắt, giảm đau.

Theo nguồn: https://dakhoanamviet.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *