NỘI DUNG CHÍNH SẼ TRÌNH BÀY
Bún bò Huế là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ Huế với vị ngon đậm đà khó quên. Mở quán bún bò Huế với khẩu vị đậm đà, thơm ngon và dịch vụ phục vụ tận tình chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình của thực khách và thu được nhiều lợi nhuận. Hãy tham khảo những kinh nghiệm mở quán bún bò Huế sau đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch kinh doanh của bạn.
Chi Phí Mở Quán Bún Bò Huế Có Cao Không?
Hỏi: “Tôi muốn mở quán bún bò Huế thì cần chi phí cho những gì? “
Vốn đầu tư là vấn đề quan trọng nhất mà những nhà kinh doanh phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Cách tốt nhất để xác định nguồn vốn đầu tư hợp lý là tính toán thật kỹ lưỡng những khoản cần chi tiêu. Hãy lập một danh sách chi tiết và lên kinh phí dự trù cho từng phần dựa vào giá cả thị trường trong thời kỳ
Thông thường, mở một quán ăn sẽ cần tới những yếu tố sau:
- Thuê mặt bằng kinh doanh
- Mua đồ nội thất
- Trang trí quán
- Thuê nhân viên
- Kinh phí nhập nguyên liệu mỗi ngày
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bún thịt nướng
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Mở Quán Bún Bò Huế
- Đặt Tên Cho Quán
Hãy suy nghĩ về cái tên mà bạn muốn đặt cho cửa hàng để khách mới sẽ ấn tượng về bạn từ lần nhìn thấy đầu tiên, còn khách cũ thì sẽ nhớ bạn lâu nhất có thể một khi đã ăn ở quán.
Tên cho quán bún bò Huế nên thật “kêu” để nổi bật giữa 1 khu phố nhưng vẫn cần chú ý vào trọng tâm để cho mọi người biết được mặt hàng bạn đang kinh doanh là gì.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bún chả
- Cách Chọn Mặt Bằng Kinh Doanh
Địa điểm kinh doanh quyết định tới việc bạn có được nhiều khách hàng biết tới hay không. Bún bò Huế là món ăn đặc trưng phục vụ tại chỗ và được ăn nhiều vào buổi sáng. Do đó, vị trí kinh doanh của bạn phải thuận tiện nhất có thể để tiếp cận với nhiều người đi đường. Vị trí gần trường học, bệnh viện, hay khu dân cư là lựa chọn lý tưởng. Đặc biệt là không gian quán cũng phải đủ thoáng mát để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất khi thưởng thức món ăn.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bún riêu
- Trang Trí Quán Bún Bò Huế
Một mặt bằng tốt nhưng nếu không được trang trí chỉnh chu cũng sẽ khó lòng ấn tượng với người đi đường. Do đó, trang trí quán bún bò Huế cũng là một khâu cực kỳ quan trọng.
Bạn sẽ cần để ý tới biển hiệu quảng cáo, đồ nội thất, hệ thống đèn chiếu sáng, khu bếp, điều hòa, quạt để có một không gian thoải mái và ấn tượng với khách hàng nhất.
- Tìm Nguồn Cung Cấp Nguyên Liệu Ngon Để Đảm Bảo Chất Lượng Món Ăn
Một không gian dù có đẹp thế nào đi nữa cũng cần phải có món ăn ngon mới giúp khách hàng ghé thăm nhiều lần. Nguyên liệu tươi ngon là điều cốt lõi để tạo nên một bát bún bò Huế khiến cho thực khách nhớ mãi.
Trước khi mở quán bún bò Huế, hãy đi khảo sát một chuyến quanh khu vực bạn sinh sống để khảo sát giá cả của các quán bán cùng mặt hàng và tìm nguồn cung cấp rẻ, tươi ngon nhất để có được lãi cao. Nên cân nhắc số khách phục vụ mỗi ngày để nhập số lượng thực phẩm vừa đủ tránh việc dư thừa sang hôm sau.
>>>Xem thêm: Hành Tăm (giá vị quán bún bò)
- Quảng Cáo Thế Nào Để Hút Khách Khi Mở Quán Bán Bún Bò Huế Mới Khai Trương
Quảng cáo là một phương pháp giúp cho quán bún bò Huế mới khai trương được đông khách hơn. Nếu như vị trí quán nằm ở mặt đường dễ thấy, hãy in một banner to để quảng cáo về những ưu đãi cho ngày mới khai trương.
Trong trường hợp quán ở vị trí ngõ nhỏ, hãy in những tờ quảng cáo nhỏ và phát cho người dân đi đường để quán được biết tới rộng rãi hơn.
Gần đây, mạng xã hội phát triển rất tốt, bạn có thể tự quảng cáo cho mình qua các kênh mạng xã hội như: Facebook, Zalo,.. để tạo danh tiếng với khách hàng mục tiêu.
Những phương thức khuyến mãi để thực khách sẽ đến quán ăn nhiều hơn như:
- Miễn phí wifi
- Khuyến mại đồ uống
- Miễn phí giao hàng trong bán kính cho phép…
- Tối Ưu Lợi Nhuận Bằng Hình Thức Bán Hàng Online
Trong thời đại công nghệ số khi những ứng dụng đặt đồ ăn đang dần chiếm được ưu thế với người dùng. Đừng bỏ lỡ cơ hội tận dụng nền tảng này để xây dựng một cửa hàng online giúp tăng lợi nhuận cho nhà hàng của bạn.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bia
Mở Quán Bún Bò Huế Có Cần Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Không?
Việc đăng ký giấy phép kinh doanh cho quán bún bò Huế của bạn phụ thuộc vào quy mô của quán. Nếu như bạn chỉ mở một quán ăn vỉa hè hoặc kinh doanh bình dân theo hình thức hộ gia đình thì không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu như bạn muốn phát triển theo định hướng chuyên nghiệp và lâu dài, việc đăng ký kinh doanh là điều cần thiết . Khi đó, mỗi tháng bạn sẽ mất một khoản tiền đóng thuế cho nhà nước.
Để chuẩn bị cho việc đăng ký kinh doanh, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
- Giấy cấp phép kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
- Giấy chứng nhận nhà hàng có trang bị an toàn về phòng cháy chữa cháy
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm
Bỏ Túi Công Thức Nấu Bún Bò Huế Ngon Để Mở Quán Bán Hàng
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là tìm hiểu công thức nấu bún bò Huế ngon trước khi mở quán. Món bún bò Huế có nhiều công đoạn đòi hỏi bạn nhiều kỹ năng cần trau dồi. Đặc biệt, nếu như bạn không phải là người ở Huế, học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia hoặc tìm cho mình công thức nấu phù hợp để món ăn mang bản sắc của xứ Huế mà vẫn hợp với khẩu vị của người địa phương nơi mình sinh sống.
Đối với bún bò Huế, nước lèo là phần quan trọng hơn cả rồi mới đến sợi bún và các nguyên liệu đi kèm. Do đó, bạn hãy tham khảo công thức dưới đây để có được tô bún bò Huế ngon nhất.
>>>Xem thêm: Bánh canh khô Huế (có thể nấu bún bò ở gia đình)
Bước 1: Chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết để nấu bún bò Huế
Nguyên liệu để nấu bún bò Huế khá đơn giản, bạn sẽ cần:
- Xương ống heo: 1 kg
- Bắp giò heo: 500 gram
- Mắm ruốc Huế: 1 hũ nhỏ
- Bún bò loại cọng lớn: 1 kg
- Rau muống : 1 mớ
- Hành tây: 1 củ
- Dứa chín: 1 trái
- Chả lá Huế: 20 cái
- Bắp bò: 500 gram
- Nguyên liệu khác gồm sả băm, tỏi, ớt, gừng
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Xương ống rửa sạch với nước rồi để ráo. Sau đó cho xả, gừng, dứa, ớt đập dập và hành tây thái sợi cho vào nướng khoảng 30p cho thơm.
Bắp bò và bắp giò heo dùng chỉ bó chặt lại, sau đó cho vào nồi nước chần sơ qua với sả, hành tây rồi vớt ra đổ vào ngâm nước đá lạnh cho thịt được săn và giòn.
Bước 3: Nấu nước dùng
Sau khi nướng xương ống được khoảng 30 phút, bạn lấy ra cho vào nồi nấu với hành tây, dứa cắt lát, ớt, gừng, xả. Khi nước sôi, lần lượt cho bắp bò, bắp giò heo vào nấu chung. Để việc nấu nước dùng diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn, bạn nên sử dụng nồi nấu phở điện giúp cho nước sôi cũng như quá trình hầm xương được nhanh chóng.
Trong quá trình nấu nước dùng, bạn cắt sợi bắp chuối và thân rau muống cho vào âu nước đá lạnh để ngâm cho giòn.
Khi nồi nước dùng sắp hoàn thành, cho 3 muỗng mắm ruốc pha loãng rồi cho vào nồi nước dùng, sau đó nêm nếm đường, nước mắm và muối cho vừa ăn.
Bước 4: Trình bày món ăn
Khi thịt bò và thịt heo đã chín, vớt ra cắt lát mỏng. Chả lá Huế bạn có thể cắt mỏng hoặc để nguyên cây tùy thích.
Sau đó, trụng sơ bún với nước sôi rồi để vào tô, xếp lần lượt bắp bò, bắp giò heo, chả lá vào tô rồi dưới nước dùng lên. Sau đó, dùng rau chuối và rau muống trang trí để cho tô bún thêm phần hấp dẫn.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở quán bún bò Huế được chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh sắp tới.
Thân ái