Khi nhắc tới hoàng cung người ta thường nghĩ tới hoàng tử, nghĩ tới công chúa, nghĩ tới những gì lộng lẫy, tráng lệ. Thực đúng như vậy, cung điện cả trong cổ tích lẫn ở ngoài đời đều khiến cho người ta phải trầm trồ bởi vẻ đẹp của nó. Bằng chứng là vẻ đẹp của các cung điện còn sót lại nằm ở rất nhiều nơi trên thế giới. Hôm nay, Blog du lịch xin giới thiệu đến các bạn một trong những cung điện có kiến trúc độc đáo và nguy nga được rất nhiều người yêu thích – cung điện hoàng gia Campuchia.
Ráng chiều rát màu lên bóng hoàng cung. -Ảnh: Sưu tầm
Cung điện hoàng gia Campuchia có tuổi đời không dài so với các cung điện khác trên thế giới. Nhưng vẻ rực rỡ của nơi đây không thua kém với bất kỳ cung điện nào. Thậm chí còn có phần ấn tượng bởi những nét kiến trúc hết sức độc đáo mang đậm phong cách kiến trúc Campuchia.
Ra đời hơn một thế kỷ trước nhằm phục vụ cho việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình cùng các quan khách nước ngoài và các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao, lễ nghi hoàng gia, cung điện hoàng gia đã làm biết bao người phải trầm trồ thán phục.
Vẻ đẹp và sự lộng lẫy của nơi đây khiến biết bao người phải thán phục. -Ảnh: Ethan Crowley
Biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực. -Ảnh: JJ Ying
Không chỉ thế, cung điện Hoàng gia còn được xem là một biểu tượng linh thiêng của người dân nơi này. Sự uy nghi và tráng lệ, sự bề thế và oai nghiêm. Cung điện hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ và hào hoáng cả khi ánh mặt trởi lên cao hay lúc trời ngả bóng. Từng chi tiết trạm trổ tinh tế ánh lên và tỏa sáng cùng vầng thái dương.
Vẻ rực rỡ ngay cả khi mặt trời đã ngả bóng. -Ảnh: Sưu tầm
Vẻ đẹp rất đỗi tự nhiên. -Ảnh: Horizon Vietnam Voyage
Hoàng Cung Campuchia là sự kết hợp hài hoà và tinh tế của một quần thể kiến trúc bao gồm Hoàng cung, Chùa Bạc và những không gian mang nhiều ý nghĩa lịch sử và biểu tượng. Nơi đó có dấu vết của hàng trăm năm đi qua. Có thể chẳng còn nguyên vẹn nhưng vẫn luôn mang ý nghĩa tâm linh cao cả.
Biểu tượng tâm linh của người dân Campuchia. -Ảnh: Lya
Hoàng cung rực rỡ ánh vàng. -Ảnh: Alamy
Công trình này tương đối đồ sộ nhưng không kém phần tinh tế. Nhìn vào từng chi tiết nhỏ du khách đều thấy được sự tỉ mỉ, cầu kì trong nét đặc trưng trong kiến trúc Campuchia với những ngọn tháp cao chót vót. Quần thể kiến trúc được dựng lên hướng về phía Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã tư các phân nhánh của sông Mêkong. Không gian nơi đây thoáng đãng với bầu không khí trong lành và môi thường thân thiện.
Toàn thể khuôn viên hoàng cung được chụp trước năm 1975. -Ảnh: Life
Vì lẽ đó mà khoảng sân của cung điện luôn có rất nhiều chim. Cái vẻ đẹp tráng lệ kia dường như lại luôn đồng hành cùng một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết. Đó là sự hòa hợp giữa những vẻ đẹp cuộc sống nơi đất này. Cung điện là nơi ngự của vua chúa nhưng cũng là đất lành để chim đậu. Phải chăng vì thế mà người dân Campuchia luôn dành một tình cảm vô cùng đặc biệt cho nơi đây.
Hoàng cung, nơi chứa đựng tình yêu tha thiết của người dân Campuchia. -Ảnh: Greg Goodman
Nơi lộng lẫy nhưng cũng rất đỗi bình yên. -Ảnh: niawag
Khi nói về vẻ đẹp của Hoàng cung Campuchia, quả thực rất thiếu xót nếu không nhắc tới chùa Bạc. Chùa Bạc nằm ở phía bên phải của Hoàng cung. Chùa có tên chính thức là Wat Preah Keo Morokat, có nghĩa là “Chùa Phật ngọc lục bảo”. Đây là ngôi chùa biểu tượng, là chốn linh thiêng và là nơi lưu giữ rất nhiều bảo vật vô giá. Nơi đây gìn giữ những cổ vật của lịch sử cũng như rất nhiều vật dụng từ các đời vua trước.
Chùa Bạc nổi tiếng linh thiêng của Hoàng cung Campuchia. -Ảnh: Vũ
Không phải ngẫu nhiên nơi đây được gọi là chùa Bạc. Nền chùa với 5000 miếng bạc, mỗi miếng nặng 1kg có lẽ là câu trả lời xác đáng nhất cho cái tên ấy.
Không chỉ vậy, trong chùa còn có một bức tượng phật làm bằng vàng nặng 90kg và gắn 9584 viên kim cương, viên lớn nhất nặng 25 cara. Ở phía trên còn có tượng Phật làm bằng ngọc lục bảo. Ðây là tượng Phật ngồi cao chừng 30cm. Ngoài ra còn có bức tượng Phật xá lị ngồi trong một tháp nhỏ bằng vàng và bạc.
Một góc nhìn chùa Bạc. -Ảnh: Larpoon
Đây là ngôi chùa của Hoàng gia nên không có hòa thượng cư ngụ và tu hành. Nhưng tâm thức của người dân thì luôn tin vào sự linh thiêng nơi này mang lại. Chuyến du lịch tới Campuchia, tới Phnom Penh sẽ thật thiếu xót nếu như không tới Hoàng cung, không tham quan chùa Bạc, không được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hết sức thu hút, hết sức tráng lệ của nơi này.
Ngôi chùa có ý nghĩa đặc biệt cả về văn hóa và lịch sử. -Ảnh: Barbara Weibel
Từng chi tiết nhỏ dát vàng tôn lên sự lộng lẫy. -Ảnh: Larpoon
Hoàng cung mở cửa tham quan cho khách du lịch với giá vé tương đối hữu nghị. Khoảng 6$ để chiêm ngưỡng sự lộng lẫy nơi này, bao gồm cả bản đồ và sách hướng dẫn. Tuy nhiên, Hoàng cung là chốn uy nghiêm, nên sẽ có một số quy định về trang phục, cũng như một số nơi không được tham quan, không được quay phim chụp ảnh và mang dép.
Hoàng cung, trải nghiệm không thể bỏ qua khi tới Campuchia. -Ảnh: Vũ
Vẻ đẹp của cung điện Hoàng cung Campuchia có lẽ chỉ thực sự hớp hồn khi chính bạn tự mình trải nghiệm và tận hưởng. Một ngày nào đó không xa, cam đảm và xách balo sang Campuchia du lịch thì nhớ ghé thủ đô Phnom Penh để thăm cung điện hết sức đặc biệt này nhé.
Nguồn Mytour.vn