NỘI DUNG CHÍNH SẼ TRÌNH BÀY
Tên Việt Nam:
Cây chó đẻ, cỏ chó đẻ.
Tên Hán Việt khác:
Trân châ thảo, Nhật khai dạ bế, Diệp hậu châu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học:
Phyllanthus urinaria L.
Họ khoa học:
Euphorbiaceae.
Tên gọi:
Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là Diệp hạ châu (Diệp: lá, hạ, dưới, châu, ngọc tròn).
Mô tả:
Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.
Địa lý:
Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới.
Phân biệt:
Ngoài ra người ta còn dùng cây Chó đẻ quả tròn (Phyllanthus niruri Linn) đó là cây thảo mọc hàng năm, nhẵn. Thân màu hồng nhạt, các cành có góc. Lá thuôn, tù cả gốc lẫn đầu. Lá kèm hình dùi trong suốt. Cụm hoa ở nách gồm 1 hoa đực và 1 hoa cái hoặc chỉ có hoa cái. Hoa đực có cuống rất ngắn, đài 5-6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật gồm những tuyến rất bé, nhị 3. Hoa cái cũng có cuống ngắn, đài 5-6 giống ở hoa đực nhưng rộng hơn một ít, đĩa mật hình đấu có 5 thùy sâu, các vòi nhụy rất ngắn, rời nhau chẻ đôi ở đầu, bầu hình cầu. Quả nang hình cầu. Ra hoa từ tháng 1-10. Cây mọc dại trong vườn, gặp khắp nơi trong nước ta. Kinh nghiệm nhân dân làm thuốc thông tiểu, thông sữa.
Thu hái, sơ chế:
Thu hái vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.
Phần dùng làm thuốc:
Toàn cây.
Tính vị:
Vị hơi đắng ngọt, tính mát.
Tác dụng:
Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu.
Chủ trị:
+ Trị trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.
Liều dùng:
Dùng khô từ 15-30g, tươi 30-60g. Sắc uống. Có khi dùng tươi gĩa đắp nơi nhọt, lở.
Theo Y học cổ truyền Việt Nam