Cúc có nhiều loại được trồng khắp thế giới. Nó là loại hoa quý tượng trưng cho Phương Đông
Cúc có nhiều loại được trồng khắp thế giới. Nó là loại hoa quý tượng trưng cho Phương Đông. Nhà sư Huyền Quang (đời Trần) đã có nhiều bài thơ tôn vinh giá trị hoa Cúc. Cúc còn là loài hoa chịu thời tiết khắc nghiệt nên gọi là “Hoa bất khuất”. Còn Đào Uyên Minh đời Tần, Trung Quốc cho hoa Cúc là loài hoa thanh cao, có khí tiết tượng trưng cho tâm hồn cao thượng, tránh được cuộc đời phồn hoa, ô trọc đã hướng về mình về nơi thiên nhiên. Nó còn là biểu tượng lòng chung thủy, ý chí bất khuất, cốt cách thanh khiết của người phương Đông.
Cúc có tới 4000 túp khác nhau, theo bản thảo xưa, Cúc được gọi là Nhật tình, Nữ tiết, Nữ hoa, Âm thành…
Từ xưa cúc hoa đã được dùng để phòng bệnh, chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ. Theo Bản thảo kinh: uống hoa cúc lâu dài thì thân thể nhẹ nhàng, lâu dài tuổi thọ. Thư tịch xưa có câu: “Cúc hoa vi diên linh khách” nghĩa là “Hoa Cúc là người làm khách dài tuổi thọ”, cúc có thể dùng độc vị, hay phối hợp với một số vị thuốc khác.
Cao Cúc hoa, tăng tuổi thọ. Đây là bài thuốc do Trương Trọng Nguyên và Đào Bảo Sinh chế cho Từ Hy Thái Hậu uống để sống lâu và giữ sắc đẹp lâu bền.
Bột Cúc hoa, tăng sắc đẹp (theo sách “Bảo Phác Tử” của Cát Hồng đời Tần): hoa Cúc trắng 500g (hái ngày 9 tháng 9 âm lịch), Phục Linh 500g. Hai vị tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống lâu ngày sắc mặt sẽ hồng nhuận, mịn màng diễm lệ. Bài thuốc này ở sách “Phố tế phương” của Chu Túc, đời Minh. Gọi là trường thọ cúc hoa tán, có tác dụng tăng tuổi thọ.
Dưỡng thọ đơn: theo sách “Ngự dược viên phương” của Hứa Quốc Trinh: Cúc hoa, Câu kỷ tự, Viễn chí, Thạch xương bồ, Ba kích, Bạch truật, Phục linh, Địa cốt bì, Tục đoạn, Tế tân,Thục địa, Xa tiền tử, Hà thủ ô, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử. Mỗi thứ 30g, tán bột, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, lúc bụng đói. Bài thuốc này bổ ngũ tạng, làm đẹp dung nhan, uống lâu càng khỏe và lâu già
Cam cúc phương: mầm cúc lấy vào thượng tuần tháng 3, lá cúc hái vào tháng 6, hoa cúc hái vào tháng 9, nhổ cả cây, rễ vào tháng 12, cả 4 thứ phơi trong râm cho khô, số lượng bằng nhau tán nhỏ. Liều dùng 1 đồng cân/ lần, ngày 3 lần, hoặc luyện với mật ong, làm viên bằng hạt ngô, liều 7 viên mỗi lần, ngày 3 lần. Uống liền trong 100 ngày sẽ kéo dài tuổi thọ.
Rượu Cúc: người xưa thường dùng hoa cúc để cất rượu, gọi là “rượu cúc” hay còn gọi là “Hoàng hoa tửu” mà Nguyễn Đình Chiểu đã có thơ:
“Non xanh nước biếc vui vầy
Khi đêm rượu cúc, khi ngày trà lan”
Cúc hoa dùng trong các bài trên là các loại cúc: Cam cúc, bạch cúc hoa, Cúc hoa hồng, Hoàng cúc,….thuộc họ Cúc Asteracae (Compositae). Còn có các loại khác cũng có tác dụng tốt trong những trường hợp cụ thể, tuy cùng họ Asteraceae nhưng có tác dụng dược lý và công dụng khác nhau hoặc tùy cùng tên cúc, như cúc, như cúc bách nhật là thuộc họ rau dền (Amaranthaace). Thậm chí cùng tên họ Cúc, nhưng chỉ dùng cho diệt trừ sâu bọ của hoa quả, như cúc trừ sâu… Do đó, tùy theo nhu cầu mà sẽ lựa chọn loài cúc phù hợp để đạt hiệu quả và an toàn.
(Sưu tầm) bởi thaiphong