Hồ Tây (Hà Nội)

Hồ Tây xưa có rất nhiều tên : Hồ Xác Cáo , Hồ Lãng Bạc, Hồ Kim Ngưu, Hồ Dâm Đàm, từ thế kỷ thứ 18 chính thức được goị tên là Hồ Tây cho đến ngày nay.

 Hồ Tây: huyền thoại và thực tế.

Hồ Tây xưa có rất nhiều tên : Hồ Xác Cáo , Hồ Lãng Bạc, Hồ Kim Ngưu, Hồ Dâm Đàm, từ thế kỷ thứ 18 chính thức được goị tên là Hồ Tây cho đến ngày nay.





Theo các tài liệu cổ thì Hồ Tây là một phần rớt lại của sông Hồng sau khi đã đổi dòng, lúc vua Lý Thái Tổ lập kinh đô Thăng Long, con đê ngăn cách Hồ Tây và sông Hồng Chưa có, thuyền lớn đi từ sông Hồng vào Hồ Tây có thể qua 3 lối: Qua cửa sông Tô Lịch, gần phố Chợ Gạo rồi lên vùng Long Đỗ, cuôí phố Thuỵ Khuê ngày nay, ở đó sông Tô có nhánh rẽ sang hồ ở làng Hồ Khẩu ( cửa hồ ) ngay gần chợ Bưởi, phần sông chính vẫn đi tiếp sang phía Tây Nam thành Đại La . Nếu noí sông Hồng là Đại Long mạch của Thăng Long, thì sông Tô Lịch là Long mạch chính mang nước sông Hồng đi xuyên qua kinh thành Thăng Long từ Đông sang Tây, thu hút thuyền buôn trong nước, ngoài nước ra vào và đã để lại nhiều bài thơ trữ tình rất đẹp của Thăng Long xưa:

Sông Tô nước chảy trong ngần

Con thuyền buồm trắng lúc gần, lúc xa”


Cửa sông thứ hai nôí vơí Hồ Tây là cửa sông Bãi Sậy tức Hồ Trúc Bạch, nối  thông vơí Bến Đông Bộ Đầu, từ phố Hàng Than đi lên phố Yên Ninh ngày nay. Xưa kia sông Hồng chưa có bãi bồi lớn, có một nhánh sông rộng đi vào sát bên hồ, sau khi có con đê Yên Phụ xây đè lên bãi bồi, mơí tách nhánh sông ra trở thành hồ Nghiã Dũng, tức bãi Nghiã Dũng hôm nay.

Cửa thứ ba áp sát vơí Hồ Tây hơn, chính là nhánh sông Hồng còn sót lại và đã chứng kiến trận vỡ đê năm xưa, nay còn dấu tích là Hồ Bụng Cá, nằm giưã đê Âu Cơ và con đê quai chật hẹp nay được goị là đường Xuân Diệu, thuộc phường Qủang An và phường Tứ Liên quận Tây Hồ.

Một ngàn năm trước không rõ vua Lý Thái Tổ đã qua cửa sông nào để vào Hồ Tây, nhưng chắc chắn Nhà vua đã vào gần bên Phủ Tây Hồ, Nhà vua mơí nhìn thấy Rồng cuộn sóng bay vút lên trời cao, sách phong thuỷ goị hiện tượng đó là Long quyển thuỷ và tên Thăng Long mơí được Nhà vua lưạ chọn để đặt cho kinh đô. Cũng tại vị trí này, Nhà vua nhìn sang phía Tây, thấy thấp thoáng đỉnh nuí Ba Vì, nên cụm từ “đắc Long bàn Hổ cứ chi thế”và “tiện giang sơn hướng bôí chi nghi” được xuất hiện trong Thiên Đô Chiếu của người. Bơỉ vậy, noí đến Hồ Tây là noí đến nơi khai sinh ra bản Thiên Đô Chiếu bất hủ.

Tương truyền 200 năm trước vua Lý Thái Tổ, Cao Biền đã rất quan tâm đến huyệt đạo này, ông ta đã cố công trù yểm để tận diệt hiền tài của đất Việt, nhưng ông ta đã không yểm được. Năm mươi tư năm trước đây, vào ngày 11/9/1955 cũng có một âm mưu yểm huyệt tại đây. Hôm đó là một chiều thu nắng đẹp, khi kẻ phá hoại vừa bắt đầu hành động thì Long quyển thuỷ lại nổi lên, cướp đi 4 sinh mạng người, chặn đứng hành động phá hoại đó. Đến nay những người cao tuổỉ sống ở Hà Nội và quanh Hồ Tây vẫn nhắc đến Cơn lốc Hồ Tây thoắt hiện thoắt biến năm đó và không quên nhắc con cháu giữ gìn huyệt đạo linh thiêng này.

Từ hàng ngàn năm qua, dân ta đã lập Đền thơ Đức Uy Linh Lang ở ba nơi quanh Hồ Tây là Đền Thủ Lệ, Đình Yên Phụ và Đình Nhật Tân để bảo vệ vùng hồ mênh mông này. Uy Linh Lang là một vị Thiên Thánh trong Thăng Long Tứ Chấn, Đền thờ Người được bố trí theo thế chân vạc thể hiện sự linh thiêng và trọng yểu của Hồ Tây đôí vơí Thủ đô ta và đất nước ta.

Cảnh sắc quanh hồ Tây vốn rất đẹp và thơ mộng, suốt từ thời Lý -Trần đến hết thời vua Lê- chuá Trịnh, Hồ Tây luôn là “Danh thắng đệ nhất kinh kỳ”, đây không chỉ là nơi giành cho vua chuá và cung tần mỹ nữ đến thưởng ngoạn, nghỉ ngơi, đây còn có rất nhiều phường hội thủ công danh tiếng, tạo nên niềm tự hào của Thăng Long xưa. Do vậy, Hồ Tây được coi là một phần quan trọng như một trung tâm của Kinh đô. Ngay từ thời Lý, Hoàng thành nơi Vua ở và Triều đình làm việc thì ở phiá Nam Hồ Tây, nhưng nơi quân lính đồn trú để bảo vệ kinh đô không ở sát bên Hoàng thành mà lùi lên dải đất liền phía bắc Hồ Tây, được goị là Phường Nhật Chiêu.

“Phường Nhật Chiêu”- một đơn vị hành chính được lập ra để khẳng định rằng đây là một phần của Khinh thành Thăng Long . “Phường Nhật Chiêu” không chỉ là nơi quân lính đồn trú thơì bình, mà trong thơì chiến lại là nơi dân chúng gánh lương thực đi tiếp tế cho binh lính xuất quân ra đi đánh giặc và là nơi đoàn quân ca khúc khải hoàn trở về được nhân dân đón tiếp và tổ chức lễ khao quân. Trong trận chiến đấu chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 năm 1284 , vùng đất này đã được Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương chọn làm nơi lập đại bản doanh chỉ huy chiến đấu, tổ chức duyệt binh và đọc hịch tướng sĩ trước 20 vạn quân trên hàng ngàn chiến thuyền và thực sự đã tạo nên một bão táp Thăng Long .  

                                    

 Hồ Tây thời nay vànhững điều cảnh báo.

Suốt trong thời kỳ người Pháp chiếm đóng, Hồ Tây chỉ là một khu thắng cảnh ở ngoại ô, đẹp thì có đẹp, tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương có làm xao xuyến lòng người, nhưng chỉ là nơi dành cho du khách đến ngắm cảnh, thưởng hoa, làm thơ và tưởng nhớ tơí các nữ nhân hào kiệt kể từ Công chúa Từ Hoa lập đến bà Huyện Thanh Quan ở làng Nghi Tàm, hay bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương và cô bán chiếu gon Nguyễn Thị Lộ trong môí tình lãng mạn nhưng bi thương vơí Nguyễn Trãi. Ngoài ra còn nhiều nam danh nhân rất nổi tiếng như Trạng Quỳnh, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến…đều từng trân trọng và nặng nợ vơí Hồ Tây… Nhưng suốt 80 năm đô hộ, các làng nghề ven hồ vơí gần 20 ngôi đình, chuà, đền, miếu từng ghi lại bao sự tích ngàn năm kia vẫn chỉ là các làng ngoại ô, phục vụ cho trò tiêu khiển của người qua kẻ lại, mà không mảy may được quan tâm.  

Sau Cách mạng tháng 8, nhất là sau khi Chính phủ về tiếp quản Thủ đô năm 1954, tuy nhà nước ta đã chính thức chọn Hà Nôị là Thủ đô, nhưng làng hoa xung quanh Hồ Tây vẫn chưa được đưa vào tầm ngắm của các nhà hoạch định chiến lược phát triển Thủ đô

Năm 1960 đường Cổ Ngư được thay bằng đường Thanh niên là nhờ công sức lao động của thanh niên học sinh và sinh viên Hà Nôị. Cùng thời đó là Khu biệt thự Tây Hồ được đặc cách xây dựng giành riêng cho cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước đến làm việc và nghỉ dưỡng. Nhưng do quy hoạch thiếu đồng bộ, thiết kế quá xấu và chất lượng xây dựng rất kém, nên đã không đáng được goị là Khu biệt thự và đã xuống cấp rất nhanh.

Đáng buồn thay là bộ mặt Tây Hồ từ  “thời mở cửa”, có thể noí Hồ Tây rộng 500ha vơí đường chu vi dài 17Km chưa bao giờ có quy hoạch, mà chỉ có phong trào tự xây ồ ạt xô bồ và cơ quan quản lý quy hoạch thành phố đã cho ra các bản vẽ chạy theo dân để hợp pháp hoá sự xô bồ đó và “dân đã đi trước, Nhà nước theo sau” nên kinh phí đền bù lớn hơn kinh phí xây dựng và ở góc nào quanh Tây Hồ cũng là sự dở dang, hỗn độn.

Toàn bộ làng xã nằm trong đường bao 17Km kể trên là các làng hoa và nghề thủ công nổi tiếng, sau hơn 20 năm các làng đã trở thành “ phố làng”, ở đây biệt thự, nhà hàng, khách sạn tự do mọc lên. Hiện đã có hơn 500 ngôi biệt thự cho gia đình người nước ngoài thuê, họ thích thuê nhà ở đây, họ cụm lại sống trong một “làng Tây”. Nhiều gia đình nông dân nay trở thành tầng lớp quý tộc mơí. Nhưng, làng vẫn là làng và văn hoá làng xã ngày càng mâu thuẫn sâu sắc giưã nề nếp truyền thống xưa vơí lối sống “nhàn cư vi bất thiện” của những người có “giầu” nhưng không có “sang”.

Hồ Tây xưa mênh mông và huyền bí bao nhiêu thì các dự án xây dựng cao tầng đã phá tan hết cảnh sắc mênh mông và sức hấp dẫn đầy huyền thoại của Hồ Tây bấy nhiêu. Hình như nơi đây đang có một cuộc tranh chấp ngầm giưã xự cố gắng níu kéo và tôn trọng di sản văn hoá truyền thống của Hồ Tây xưa và những người tự cho là thức thời, cấp tiến, biết tận dụng lợi thế để kiếm ra nhiều tiền.

Năm 1998, dự án Thuỷ Cung Thăng Long xử dụng 21ha đất quý ở bán đảo Tây Hồ, định xây toà thuỷ cung bê tông cao 40m ở sát bên Phủ Tây Hồ, đe dọa đến huyệt đạo quốc gia, đã được hai Phó Thủ tướng ký quyết định phê duyệt và quyết định cấp 21 ha đất, nhưng đến đầu năm 1999 đã bị Thủ tướng Phan Văn Khải ra quyết định thu hồi hai quyết định trên. Cuộc đấu tranh đó dai dẳng hơn một năm. Gần đây được biết lại sắp có một dự án nhà hát Thăng Long thế chỗ. Rất mong dự án đó được đưa ra thảo luận công khai để tránh những động chạm về sau. Cũng như tháng 6 năm 2008, dự án Đường hầm bộ xuyên qua Hồ Tây vơí nhiều tính toán về buôn bán bất động sản, đã được trình lên UBND thành phố Hà Nôị, nhưng đã bị dư luận phản đối dữ dội và đã bị dẹp lại sau một tuần báo chí lên tiếng .

Hiện nay đang có một dự án lớn khiến dư luận đang rất quan tâm : Đó là dự án Trung Tâm đô thị Tây Hồ Tây rộng 210,43ha, đầu tư 100% vốn Hàn Quốc và mang phong cách Hàn Quốc . Dự án đã được UBND Hà Nôị phê duyệt và công bố ngày 4/4/2008, đang được xúc tiến thực hiện xây dựng kỹ thuật hạ tầng để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Về nguyên tắc, để tránh quy hoạch manh mún, xô bồ, các dự án có quy mô lớn được thực hiện đồng bộ triệt để từ cơ sở hạ tầng là một điều rất nên. Nhưng ở Hồ Tây linh thiêng này, các việc không chỉ đơn giản như vậy.

1- Trên trục toạ độ và bản đồ địa hình, thì vị trí của trục chính khu đô thị này trùng với đường trục ngang vĩ tuyến 21 độ 3 phút 30’’ từ Phủ Tây Hồ, vượt 25 km đến Đền Thượng trên đỉnh Ba Vì. Theotrục phong thuỷ tựa nuí nhìn sông , thì Hồ Tây là một đại minh đường hình bán nguyệt, vùng đất 210ha này nhìn ra Hồ Tây, rôì nôí sang huyệt đạo quốc gia bên Đầm Trị, Đền Kim Ngưu và Phủ Tây Hồ có khoảng cách chỉ hơn 1000m. Ở đó đã và sẽ còn Long quyển thuỷ. Điều đó cho thấy đây là một cuộc đất quan trọng cho các nhà chỉ huy chiến lược quốc gia. Vậy ở đây cần xây dựng trụ sở cơ quan đầu não của Nhà Nước, chứ không nên giành cho một trung tâm tài chính, ngân hàng, khách sạn cao cấp và biệt thự của người nước ngoài cho người nước ngoài sử dụng như nôị dung dự án?.  

      

       

   2- Mặt khác, trở lại vơí bản Thiên Đô Chiếu mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trích đọc trong báo cáo mở rộng địa giơí hành chính thủ đô trước Quốc hôị chiều ngày 29/5/2008, thì ngoài :“Tiện thế đất tựa nuí nhìn sông” còn rất cần phải hiểu sâu sắc và gìn giữ “Đắc Long bàn hổ cứ chi thế – tức thế rồng cuộn hổ chầu” chính là thế nuí sông và hồ nước quấn quýt vơí nhau. Có lẽ vưà qua do chưa hiểu hết ý nghiã của đoạn Chiếu này, nên trong các dự án mở khu đô thị sang phiá Tây, không có một dự án nào mở kênh đào , hệ thống hồ nước, nôí liền vơí Hồ Tây, rôì từ đó đến các con sông như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy…bơỉ vậy Thế Hổ phục thì vẫn còn đó, nhưng Thế Rồng cuộn thì coi như đã mất .

Hổ là núi, là gò , Long là sông, là nước. Vùng đất trung tâm Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La này là nơi duy nhầt còn có ruộng vườn tiếp cận vơí hồ, là nơi duy nhất có thế phục hôì dòng long mạch đang bị triệt phá. Cửa cống Liên Mạc cạnh Chuà Vẽ là cửa sông Nhuệ nôí vơí sông Hồng và là một địa chỉ quan trọng để đầu tư tu sửa. Từ Xuân La nôí sang sông Nhuệ chỉ chừng 5Km và đến sông Tô Lịch chỉ chừng 1Km.

    

Trong phạm vi bài viết này không tiện noí nhiều. Tác giả kính mong quý độc giả hãy nghĩ đến hai chữ LONG MẠCH để tỉnh ngộ khi chưa quá muộn . Nếu Long mạch bị triệt, rồng vĩnh viễn bị chặt ra nhiều khúc thì điều gì sẽ xẩy ra? Trận ngập lụt năm ngoái, trận ngập lụt năm nay và nhiều trận ngập lụt sau này sẽ còn đe doạ tiền của và tính mạng nhân dân ta.

Nhưng tiền của mơí chỉ là một vế . Long mạch Hồ Tây bị triệt, huyệt đạo quốc gia bị triệt thì đầu óc sẽ u tôí và tai hại sẽ khôn lường .  

Tour liên Quan

Tour du lịch lễ 30-4: Hà Nội- Tràng An- Bái Đính-Hạ Long-Yên Tử(4 ngày 3 đêm)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *