NỘI DUNG CHÍNH SẼ TRÌNH BÀY
Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi trên con tàu băng băng tiến về phía
trước, vừa cảm nhận từng làn gió mát rượi bao phủ khắp thân thể, vừa khám phá
những hòn đảo lớn nhỏ cùng cây cối xanh mướt lần lượt hiện ra trước mắt, lại
được chú lái tàu vui tính kể về lịch sử của Nam Du.
trước, vừa cảm nhận từng làn gió mát rượi bao phủ khắp thân thể, vừa khám phá
những hòn đảo lớn nhỏ cùng cây cối xanh mướt lần lượt hiện ra trước mắt, lại
được chú lái tàu vui tính kể về lịch sử của Nam Du.
Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang), cách thành
phố Rạch Giá 83km đường biển. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo
lớn nhỏ, được tạo hóa xếp đặt khéo léo. Từng khối thể lớn nhỏ, cao thấp của
từng hòn nằm đan xen nhau, tạo thành một thế trận vững chắc giữa đại dương
trông rất đẹp. Quần đảo nằm dưới sự quản lí của xã An Sơn và xã Nam Du.
phố Rạch Giá 83km đường biển. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo
lớn nhỏ, được tạo hóa xếp đặt khéo léo. Từng khối thể lớn nhỏ, cao thấp của
từng hòn nằm đan xen nhau, tạo thành một thế trận vững chắc giữa đại dương
trông rất đẹp. Quần đảo nằm dưới sự quản lí của xã An Sơn và xã Nam Du.
Nam Du là cái tên mơ hồ về nguồn gốc. Có người cho rằng tên Nam Du có từ thời Gia Long, lại có người thì nói Nam Du là do người Pháp ghi từ chữ Nam Dự (đảo phía Nam) theo cách gọi của các cụ đồ nho mà ra. Còn theo bản đồ người Pháp ghi là Puolo Dama, vị trí hòn đảo nằm ở vào kinh độ 104 độ 22/ Đông và vĩ độ 42/ Bắc. Nhưng Nam Du còn một tên gọi khác là Củ Tron (hòn đảo lớn nhất trong cụm đảo mà người dân gọi là Hòn Lớn).
Trong một lần du ngoạn nơi đây, Nhà thơ Lê Chí đã viết:
“Xa xa phương ấy Củ Tron
Khen ai khéo đặc tên hòn dễ thương
Xanh mờ như lẫn trong sương
Một quần đảo tựa phố phường đông vui.”
Theo Nam Du ký của nhà văn Anh Động về chuyện tích truyền khẩu của Hòn Củ Tron: “Vào năm 1870, sau khi thất thủ thành Gia Định lần thứ 2, Chúa Nguyễn Ánh cùng một đám tàn quân bị Tây Sơn truy đuổi ráo riết, phải tấp vào cụm hòn này lẩn trốn. Thiếu nước uống, Chúa bảo binh sĩ đào ao lấy nước ngọt. Hiện nay “Giếng Ngự”, “Bãi Ngự” vẫn hiện hữu phía tây bắc Hòn Lớn. Thiếu lương thực, người dân hướng dẫn binh sĩ đi đào củ nầng có dáng hình tròn tròn về nấu ăn đỡ đói. Đến khi Chúa lên ngôi hoàng đế (1802) chạnh nhớ đến những nơi nhiều kỷ niệm sâu sắc của mình thời bôn ba tẩu quốc, ông sắc tứ cho hòn này một cái tên, gọi là hòn “Củ Tròn”. Vị quan hành khiển vốn người Ngũ Quảng, mang chiếu chỉ đến đây, tập hợp dân lại đọc theo giọng Quảng của vị quân hành khiển, hai tiếng “củ Tròn” thành “Củ Tron” dân nghe chiếu dụ bảo “tron” thì phải gọi theo là “tron” đâu ai dám kháng chỉ”.
Đứng trên đài Kiểm báo ở đỉnh Hòn Lớn với độ cao hơn 300m xem từng chiếc hòn với vị trí và tên của nó mà bản thoại dân gian thường gọi: Hòn Mấu đâm thấu Đô Nai, Đô Nai quay sang Bờ Đập; Bờ Đập tấp lại Hòn Lò; Hòn Lò mò đến Hòn Ngang; Hòn Ngang tạt sang Hòn Đụng; Hòn Đụng cụng vào Hòn Dầu; Hòn Dầu nằm chầu Bỏ Áo; Bỏ Áo tháo ngược Hòn Ông; Hòn Ông dông đến Hòn Dâm; Hòn Dâm đâm thẳng Hòn Tre; Hòn Tre te đến Hòn Mốc; Hòn Mốc xốc lại Hòn Nhàn; Hòn Nhàn tràn thẳng Hòn Hàn; Hòn Hàn quàng cổ ba Hòn Nồm; Hòn Nồm chồm đại lên Hòn Khô; Hòn Khô vô bãi Chệt; Bãi Chệt lết lên Hòn Lớn…”
Ở Nam Du, hòn Củ Tron là rộng nhất với 9km2, hòn nhỏ nhất là Hòn Lò (200m2), dân cư sống tập trung ở Củ Tron, Hòn Mấu và Hòn Bờ Đập. Mỗi tên hòn, bãi, dốc nơi đây đều có giai thoại của nó. Về nguồn gốc của Bãi Chệt, theo dân gian truyền lại vào thế kỷ 16 trên đường ra Phú Quốc buôn bán, giữa đoàn tàu Hà Lan và người Trung Quốc đã xảy ra một trận ác chiến, mấy hôm sau có hàng trăm xác người Trung Quốc tấp vào bãi này, từ đó người dân gọi là Bãi Chệt. Đến thế kỷ 18 có vị Chúa bị truy đuổi đến đây phải ăn củ nầng để sống, về sau đảo này mang tên Củ Tron, đến thế kỷ 20 có một đạo sĩ ở Hòn Nấu luyện được phép đằng vân tên Năm Đài, khi ông biểu diễn bay từ đỉnh núi rơi xuống triền dốc, nay có địa danh “Dốc Năm Đài”.
Nên đi du lịch Nam Du vào thời điểm nào ?
- Nên đi vào mùa khô trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, thời tiết đẹp nhất là trong khoảng từ tháng 1-3 do lúc này biển khá êm, những bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu.
- Các vùng biển của Kiên Giang không chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng mưa do bão gây ra chiếm tỉ trọng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-11 hàng năm.
Tham khảo tour:
Phương tiện đi tới và phương tiện đi lại ở Nam Du.
Để đến được Nam Du phương tiện duy nhất có thể sử dụng là tàu, tùy vào điều kiện thời gian của mỗi người mà các bạn có thể tự lựa chọn cho mình hãng vận tải thích hợp. Dưới đây là một số hãng tàu cao tốc và tàu thường đi Nam Du
Các hãng tàu đi đảo Nam Du
Ngọc Thành (Tàu cao tốc)
Lịch trình : Rạch Giá – Nam Du
Giờ xuất bến : Rạch Giá lúc 8h15 và Nam Du lúc 12h15
Thời gian di chuyến : 2 tiếng
Điện thoại : 077 3863019 – 0918914188
Hồ Hải (Tàu thường)
Lịch trình : Rạch Giá – Nam Du
Giờ xuất bến : Rạch Giá lúc 9h và Nam Du lúc 10h
Thời gian di chuyển : 5 tiếng
Điện thoại : 077 3863019
Hòa Hợp
Lịch trình : Rạch Giá – Nam Du
Giờ xuất bến : Rạch Giá 20h
Thời gian di chuyển : 8 tiếng
Điện thoại :
Tàu đi Nam Du thường xuất phát tại Rạch Giá, các bạn từ Hà Nội và Sài Gòn (hoặc các tỉnh khác) có thể bắt xe chất lượng cao trực tiếp tới với Thành phố này. Từ đây các bạn tiếp tục hành trình trên tàu để ra với Nam Du.
Để khám phá các hòn xung quanh Hòn Lớn và tham quan một số địa điểm đẹp, các bạn nên thuê tàu để di chuyển. Trên đảo hiện tại đang có một số cá nhân cho thuê tàu như dưới đây (nếu không thuê được các bạn có thể ra thẳng bến tàu, tìm bất kỳ tàu cá nào của người dân, thống nhất giá cả và các địa điểm muốn đi)
Anh Phong Vũ – 0919 138369
Anh Bảy – 0946 654037 hoặc 01692701208
Anh Ngãi – 01636977859
Dì Tư Thọ – 01664840940
Anh Sáu – 0944 899122
Chú Hai – 0164 7310277
Khách sạn nhà nghỉ tại Nam Du
Trên Hòn Lớn hiện tại có một số nhà nghỉ mở ra để phục vụ khách du lịch, trước khi ra đảo các bạn có thể liên hệ trước để đặt phòng. Trong trường hợp tất cả đều không còn phòng, các bạn cứ thoải mái ra ngoài đảo rồi liên hệ với một số nhà dân để được giúp đỡ về chỗ nghỉ.
Nhà nghỉ Huỳnh Hua
Địa chỉ : 56 Ấp Củ Tron, An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang
Điện thoại : 0919 115543 – 077 3830709
Giá phòng từ 200k – 350k
Nhà nghỉ có kèm các dịch vụ ăn uống, cho thuê tàu xe đi quanh đảo. Đặc biệt có phục vụ máy lạnh nên quý khách không phải lo lắng trong những ngày nắng nóng.
Địa chỉ : 56 Ấp Củ Tron, An Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang
Điện thoại : 0919 115543 – 077 3830709
Giá phòng từ 200k – 350k
Nhà nghỉ có kèm các dịch vụ ăn uống, cho thuê tàu xe đi quanh đảo. Đặc biệt có phục vụ máy lạnh nên quý khách không phải lo lắng trong những ngày nắng nóng.
Nhà Trọ Trung Ngân
Địa chỉ : Bãi Chệt, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang (Quần đảo Nam Du)
Điện thoại: 0949 828273 – 077 3830707
Nhà nghỉ Kim Yến
Điện thoại : 0939 486262
Nhà nghỉ Sáu Có
Địa chỉ : Xã An Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang (Quần đảo Nam Du)
Điện thoại : 0907 172656
Nhà nghỉ Thúy Kiệp
Địa chỉ : Xã An Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang (Quần đảo Nam Du)
Điện thoại : 077 3830853 – 0914 499863
Nhà nghỉ Nhung Nam
Điện thoại : 077 3830800 – 0123 4563121
Nhà nghỉ Bảo Nam
Địa chỉ : Xã An Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang
Điện thoại : 0918 877747 – 0946 334473
Nhà nghỉ Hồng Đào
Địa chỉ : Xã Lại Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang
Điện thoại : 077 3830597 – 0912 039597
Nhà nghỉ Hồng Hải
Địa chỉ : Xã Lại Sơn, Kiên Hải, Kiên Giang
Điện thoại : 077 3604298
Bãi Cây Mến
Bãi tắm Cây Mến là một cái vịnh, nước biển xanh biếc với diện tích 600m2 nằm gọn trong Vịnh Thái Lan. Anh Võ Văn Phương, người đang sở hữu phần diện tích đất trồng dừa và bãi tắm cho biết, đến nay anh vẫn không hiểu vì sao lại đặt tên là bãi Cây Mến. Thời ông cố, bà cố của anh đã sinh sống và sở hữu phần diện tích đất này. Tổng diện tích đất khoảng 7ha đều được ông cố trồng dừa. Hiện có cây tuổi thọ từ 70-80 tuổi. Lúc đầu, dừa mọc thưa thớt. Khi cây cho trái đến khô rụng xuống đất và dừa con sinh trưởng phát triển. Cứ thế, cây dừa ngày một nhiều trở thành rừng dừa xanh, nằm liền kề vịnh biển. Ông cố, bà cố qua đời để lại cho ông ngoại, bà ngoại rồi đến mẹ và cậu anh sở hữu. Hiện mẹ anh Phương đã giao quyền sở hữu phân nửa diện tích đất và một phần vịnh này lại cho anh.
Bãi Ngự
Bãi Ngự trên đảo Nam Du (Ảnh – TranHungLangThang) |
Bãi Ngự nằm ở phía tây Củ Tron. Tương truyền trên đường qua Xiêm, vua Gia Long đã dừng lại đây nên khu vực này có tên là bãi Ngự.
Bãi Ngự nhìn từ trên cao (Ảnh – embebu) |
Mùa khô, bãi này vẫn đầy đủ nước ngọt trong khi các khu vực khác thiếu nước trầm trọng. Tại đây,m vẫn còn một cái giếng luôn đầy nước. Người dân địa phương cho rằng giếng được đào khi vua đặt chân đến đây nên được đặt tên là giếng Vua.
Bãi Chệt
Bãi Chệt – Nam Du (Ảnh – Yeu Nhiep Anh) |
Theo dân gian truyền lại vào thế kỷ 16 trên đường ra Phú Quốc buôn bán, giữa đoàn tàu Hà Lan và người Trung Quốc đã xảy ra một trận ác chiến, mấy hôm sau có hàng trăm xác người Trung Quốc tấp vào bãi này, từ đó người dân gọi là Bãi Chệt
Hải đăng Nam Du
Hải đăng Nam Du (Ảnh – Đá Cuội) |
Hải đăng Nam Du nằm trên đỉnh Hòn Lớn (Củ Tron) thuộc xã An Sơn. Đây được xem là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam nhờ nằm ở định đồi cao hơn 300 mét so với mực nước biển.
Hòn Nồm
Là một trong 11 đảo có dân sinh sống, Hòn Nồm giữa hiện chỉ có duy nhất đại gia đình ông Dương Văn Sáu sinh sống. Hòn đảo được ông Vương Văn Kiều, cha ông sáu đến khai hoang và xây dựng từ năm 1960. Toàn đảo có diện tích khoảng 10 ha nhưng chỉ có 3 ha là có thể trồng trọt, phần diện tích còn lại hoàn toàn là núi đá.
Hòn Mấu
Ảnh – Huyen Hoang |
Hòn Mấu rộng khoảng 200 ha với hơn 120 hộ dân nằm liền nhau vắt ngang qua phần thấp nhất của đảo. Hầu hết người dân trên đảo này đều làm nghề biển. Ðảo nhỏ nên vừa đặt chân lên tới đây, người dân trên đảo từ người già đến trẻ em đều biết bạn là người khác đến đảo này.
(Ảnh – Nam Nguyen) |
Trong số 21 hòn đảo của quần đảo này, tạo hóa có vẻ thiên vị khi ban phát cho hòn đảo nhỏ này những bãi biển tuyệt đẹp. Có đến năm bãi biển trên đảo. Trong đó, có hai bãi cát trắng mịn hiếm nơi nào có được là Bãi Chướng và Bãi Nam; còn lại là ba bãi đá: Bãi Bắc, bãi Ðá Ðen và bãi Ðá Trắng. Bãi Nam là mặt tiền của đảo. Bãi này hầu như yên ắng quanh năm, nên tàu bè đến giao thương đều dừng lại ở mặt này. Vì thế, cư dân ở đây cũng đông hơn. Dù vậy, bãi cũng rất sạch sẽ, cát trắng mịn và bãi lài.
(Ảnh – nqkhaidl ) |
Bãi Chướng (Ảnh – soiphieudieu) |
Thú vị nhất là được đắm mình trong lòng nước mát lành ở Bãi Chướng. Bãi như một cái vịnh trông như một hồ nước khổng lồ bao bọc chung quanh là những hàng dừa có trên một đời tuổi người. Bãi cát chạy dài, nước có mầu xanh lam trong vắt. Ra xa hàng chục mét vẫn còn thấy đáy.
Cạnh đó là hai bãi đá không chê vào đâu được. Bãi Ðá Ðen có nhiều loại đá đẹp. Phần lớn là đá có mầu đen bóng nên người dân lấy đó làm tên đặt. Ðá ở bãi này muôn hình vạn trạng, nhiều mầu sắc. Khi mặt trời soi xuống, đá dưới biển lấp lánh nhiều mầu sắc bắt mắt. Có những viên hoa văn rất lạ. Vân đá ngoằn ngoèo xanh, đỏ như vân cẩm thạch. Từ bãi Ðá Ðen đi bộ chừng 15 phút là đến bãi Ðá Trắng. Toàn bãi chỉ duy nhất một mầu trắng của đá. Những viên đá nhỏ bằng ngón tay đến bằng bàn tay nằm dọc theo bãi biển. Bãi này hầu như không có cát, chỉ có đá trắng. Ai đến hai bãi đá cũng cầm về vài hòn đá như một món quà của biển khơi.
Hòn Ngang
Hòn Ngang (Ảnh – nqkhaidl ) |
Hòn Ngang có bến cảng êm sóng nhất Nam Du nên thu hút hàng ngàn tàu thuyền, ghe xuồng và những lồng bè nuôi cá. Từ Hòn Lớn qua Hòn Ngang mất 30 phút đi đò, mỗi ngày có hai chuyến xuất bến lúc 7h và 15h hàng ngày.
Lồng bè nuôi cá ở Hòn Ngang (Ảnh – Đá Cuội) |
Hòn Ngang là trung tâm xã Nam Du. Bến tàu Hòn Ngang có hàng ngàn tàu thuyền ghe xuồng và gần 60 lồng bè nuôi cá neo đậu không theo một trật tự nào. Bờ cảng là dãy nhà sàn trên cọc tre và bêtông san sát nhau chạy dài 2km. Chỉ có một con đường nhỏ chừng 1,5m, không có bất cứ loại phương tiện giao thông nào.
Hòn Hai Bờ Đập
Hòn Hai Bờ Đập (Ảnh – Cát Cao) |
Là địa điểm thường được dân du lịch lựa chọn để làm nơi tập trung cắm trại và dựng lều nghỉ đêm. Đây là địa điểm khá phù hợp để bạn lặn ngắm san hô, bắt nhum (cầu gai), câu cá, bơi lội.
Hòn Sơn (Hòn Sơn Rái, Lại Sơn)
Hòn Sơn Rái (Ảnh – DiemTrinh2010) |
Nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60km, trên nền xanh thẳm của đại dương, Hòn Sơn (hòn Sơn Rái) hiện lên như một quả núi khổng lồ. Từ năm 1983, hòn đảo duyên dáng này được mang tên là Lại Sơn, một trong 4 xã đảo thuộc huyện Kiên Hải (Kiên Giang) diện tích 11,5km2 với 2.012 hộ sinh sống. Đến Hòn Sơn, du khách mới thấy hết cảnh sắc nên thơ, sự kết hợp hài hòa giữa biển – đảo với những giá trị nhân văn gắn liền với lịch sử, văn hóa của vùng đất nơi trập trùng sóng nước.
Vào những ngày trời đẹp, mây quang đãng, nhìn từ xa Hòn Sơn như một viên ngọc lấp lánh với 7 đỉnh nhấp nhô trên sóng nước. Càng đến gần, màu xanh trên đảo càng cuốn hút bởi quanh đảo được bao phủ bằng những rặng dừa xanh ngút ngàn, cảnh sắc êm đềm, thơ mộng. Dọc theo bờ biển là làng chài, tàu ghe tấp nập, không khí vô cùng nhộn nhịp.
(Ảnh – lele_dongbang) |
Đứng từ trên bờ nhìn ra, ai cũng say mê ngắm nhìn những hòn đá to nhỏ, chồng chất lên nhau, tạo thành những dáng vẻ kỳ thú. Hấp dẫn nhất là tại bãi Thiên Tuế, gần đền Nam Hải với những tảng đá sừng sững muôn hình vạn trạng nổi lên trên những viên đá cuội, tạo cảm giác lạ lẫm.
Đường lên đỉnh Ma Thiên Lãnh |
Đa số du khách đến Hòn Sơn thích khám phá đồi Ma Thiên Lãnh, nơi còn lưu giữ nhiều huyền thoại mà mỗi người dân ở đây đều biết đến. Đó là chuyện các nàng tiên thường giáng trần nơi đỉnh núi, gọi là sân tiên. Về sau, nơi đây có nhiều cây rừng, nhiều hang động thanh tịnh nên có nhiều đạo sĩ tìm đến ẩn tu. Trên đường đến Ma Thiên Lãnh hiện còn một tượng Phật lộ thiên và nhiều vết tích của người xưa ghi lại trên đá.
Nguồn Tư liệu : cungphuot.info
Tour tham khảo: