Với không gian kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa của các vùng miền, cùng với bảo tàng trưng bày các hiện vật, lịch sử về cà phê trên thế giới, Làng Cà phê Trung Nguyên hiện hữu trong lòng TP. Buôn Ma Thuột như một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, thu hút nhiều du khách mỗi khi ghé chân qua phố núi…
Không gian kiến trúc – không gian văn hóa độc đáo
Với không gian rộng rãi, thoáng mát và một quần thể kiến trúc gồm những ngôi nhà rường mang nét đặc trưng nhà cổ Hội An thế kỷ 18, mái nhà dài của đồng bào Êđê, thác đá…, Làng Cà phê Trung Nguyên được nhiều người tìm đến như một nơi để thư giãn, tìm hiểu về lịch sử cà phê và những nét văn hóa độc đáo của vùng miền.
Với không gian rộng rãi, thoáng mát và một quần thể kiến trúc gồm những ngôi nhà rường mang nét đặc trưng nhà cổ Hội An thế kỷ 18, mái nhà dài của đồng bào Êđê, thác đá…, Làng Cà phê Trung Nguyên được nhiều người tìm đến như một nơi để thư giãn, tìm hiểu về lịch sử cà phê và những nét văn hóa độc đáo của vùng miền.
Nằm ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk), làng cà phê Trung Nguyên hiện là một điểm tham quan dành cho du khách phương xa muốn tìm hiểu những gì liên quan đến cây cà phê và nghành công nghiệp chế biến cà phê.
Với mong muốn xây dựng một thiên đường cà phê dành cho du khách khi đến thủ phủ của cà phê Buôn Ma Thuột, Công ty cà phê Trung Nguyên đã cho xây dựng làng cà phê với diện tích hơn 20.000m2. Sau hơn hai năm xây dựng, công trình đã hoàn thành và được ví như một bảo tàng lịch sử về văn hóa cà phê lớn nhất Tây Nguyên vào năm 2008.
Cây cà phê cổ thụ tại vườn cà phê Trung Nguyên đang cho quả. |
Nổi bật với những họa tiết được chạm khắc công phu, mang đậm phong cách kiến trúc cổ Hội An, khu vực nhà rường là nơi du khách ngồi nhâm nhi, thưởng thức hương vị cà phê và có thể theo dõi quá trình pha chế cà phê đầy nghệ thuật. Tiếp đó là khu vực sân khấu và thác đá với điểm độc đáo được xây dựng từ những tảng đá nguyên khối có tuổi thọ 160 triệu năm. Thác đá dựng đứng, cao và hùng vĩ nối liền với sân khấu và hồ nước tạo khung cảnh nên thơ, mang đậm hơi thở của đại ngàn. Tại các lễ hội quan trọng của tỉnh, sân khấu này cũng là nơi diễn ra nhiều chương trình ca nhạc, nghệ thuật hoành tráng, thu hút đông đảo người xem. Nằm ở vị trí cao hơn cả là khu vực nhà dài truyền thống của đồng bào Êđê. Trong khuôn viên của ngôi nhà dài, các hiện vật có giá trị văn hóa của người bản địa như: những giàn chiêng, ché rượu cần, bộ nông cụ sản xuất cổ truyền, công cụ săn bắt voi… được trưng bày một cách hệ thống, là tư liệu quý giúp những người yêu mến vùng đất Tây Nguyên càng thêm hiểu hơn về văn hóa, cuộc sống của con người nơi đây. Bên cạnh đó khu vực quầy hàng lưu niệm cũng thu hút sự dừng chân ghé đến của du khách để lựa chọn những món quà mang đậm bản sắc văn hóa miền cao nguyên và những đặc sản của địa phương.
Khu trưng bày là nơi giúp du khách tận mắt chứng kiến những hiện vật liên quan đến chế biến cà phê trên thế giới. Bảo tàng này được xây dựng theo kiểu nhà dài của người Ê Đê, được làm hoàn toàn bằng gỗ. Đây cũng là nơi trưng bày hơn 500 hiện vật từ đơn sơ đến cầu kỳ, phức tạp thể hiện văn hóa thưởng thức cà phê phong phú của nhiều quốc gia. Khu trưng bày còn là nơi thường xuyên tổ chức những cuộc trình diễn nghệ thuật pha chế cà phê của các quốc gia như: nghệ thuật pha chế cà phê Capuchino của Ý, cách đun xay cà phê của Nhật, thưởng thức hương vị cà phê của Đức và cách rang cà phê truyền thống của người dân tộc Ê đê ở Việt Nam…
Một góc không gian trưng bày trong bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Du khách nước ngoài tớ tham quan dụng cụ chế biến cà phê tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Du khách nước ngoài chiêm ngưỡng các vật dụng sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Du khách nước ngoài tham quan những vật dụng đựng cà phê xưa của người Tây Nguyên Du khách nước ngoài tham quan máy nghiền cà phê cổ tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Du khách nước ngoài chiêm ngưỡng cách chế biến cà phê cổ truyền của đồng bào Tây Nguyên tại khu du lịch cà phê Trung Nguyên. Du khách nước ngoài thưởng thức cà phê tại “Không gian trình diễn cà phê thế giới” trong khu du lịch cà phê Trung Nguyên. |
Một điều khá thú vị, tạo sự khác biệt giữa các quán cà phê trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột với Làng Cà phê Trung Nguyên là sự “cà phê hóa”: Từ tách cà phê, chiếc đĩa lót bằng gốm Bát Tràng có hình hạt cà phê cách điệu, đến những hạt cà phê trang trí đã được rang lên để khách có thể nếm thử vị đắng nguyên sơ của cà phê, và cả những cây cà phê xanh mướt được trồng xung quanh các khu vực… Tất cả đều hòa hợp, được chăm chút tỉ mỉ, tạo không gian mang đậm sắc thái, hương vị cà phê cho người thưởng thức.
Thưởng thức cà phê tại Làng Cà phê Trung Nguyên. |
…Và “Bảo tàng sống” về lịch sử cà phê thế giới
Cùng với các quốc gia tầm cỡ có bảo tàng cà phê như: Brazil – cường quốc số 1 về cà phê của thế giới – bảo tàng cà phê quốc gia được thành lập năm 1988, đặt ở Santos, Ethiopia – quê hương đầu tiên, nơi những chú dê phát hiện ra sự tuyệt diệu của hạt cà phê – bảo tàng đang được Chính phủ xây dựng, dự kiến sẽ khánh thành vào năm 2011; ở Đức, có bảo tàng cà phê Jacobs…, lần đầu tiên ở Việt Nam, Công ty Cổ phần Trung Nguyên cũng đã xây dựng được bảo tàng cà phê với hơn 10.000 hiện vật được trưng bày tại Làng Cà phê Trung Nguyên. Được biết, những kỷ vật quý giá này Trung Nguyên đã tiếp nhận từ một gia đình người Đức tên Jens Burg, vốn đam mê sưu tầm các loại công cụ, dụng cụ chế biến cà phê từ đời ông, cha. Với các tín đồ của cà phê thì được tận mắt nhìn, biết thêm về các công đoạn để làm ra sự tuyệt diệu hạt cà phê, quả thật là một điều thú vị đến nhường nào. Cùng hướng về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ III, trong dịp này, tại Làng cà phê Trung Nguyên, lần đầu tiên một bảo tàng cà phê thế giới tại Việt Nam sẽ chào đón du khách tham quan.
Bảo tàng sẽ đưa du khách đi qua từng vùng, miền khác nhau với các công cụ, quy trình pha chế cà phê đặc thù, giới thiệu về sự cải tiến công nghệ chế biến qua những giai đoạn lịch sử riêng, từ đơn giản nhất đến phức tạp và hiện đại như ngày nay. Ở bảo tàng này, du khách có thể tìm thấy từ chiếc máy nghiền cà phê thô sơ nhất bằng tay từ thời xa xưa, máy pha cà phê hơi nước đời đầu đến bộ ly tách cùng với chiếc máy pha chế cà phê hiện đại nhất; biết thêm về quy trình sản xuất, rang xay, chế biến cà phê đặc thù của từng quốc gia như kiểu pha cà phê kiểu American đầu tiên, bình pha cà phê của giới quý tộc xưa ở Ethiopia, bộ đựng dụng cụ pha chế cà phê Thổ Nhĩ Kỳ cổ…; từ các công cụ: máy xây cà phê ướt, đồ đẩy bao cà phê đến chiếc túi cà phê mẫu giao dịch buôn bán, cân dùng để cân mẫu, các dụng cụ để thưởng thức cà phê tại nhiều nước trên thế giới… Với những người ưa khám phá và tìm tòi thì quả rằng đây là một nơi lý tưởng tìm hiểu thêm về cà phê và biết rằng chẳng hề dễ dàng để làm ra thứ nước đen nhánh, đậm đặc, làm đắm say hơn 2 tỷ người trên thế giới là vậy, phải có bí quyết riêng và thêm vào đó là các công – dụng cụ không ngừng được cải tiến. Đặc biệt, tại đây, sẽ giới thiệu chi tiết với khách tham quan về lịch sử “con đường cà phê” công cụ, dụng cụ sản xuất, chế biến cà phê ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng – được coi như một điểm nhấn cà phê thế giới tại Việt Nam.
Còn nhớ lời của nhà sưu tập Jens Burg khi nhượng lại bộ sưu tập với hơn 10.000 di sản văn hóa cà phê thế giới cho Trung Nguyên: “Tôi rất vui khi chuyển giao bộ sưu tập này cho Trung Nguyên vì Trung Nguyên khác với các nhà sưu tập khác trên thế giới, tôi tin ông Vũ cũng sẽ trân trọng nó và vì tinh thần cà phê cho cộng đồng đam mê cà phê trên thế giới…”. Hy vọng, với sự tin tưởng và vinh dự được kế thừa di sản cà phê thế giới, Trung Nguyên sẽ bảo tồn, tôn vinh và làm thỏa niềm đam mê của du khách đến với thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột dịp này.
Thông tin thêm:
Tên doanh nghiệp: Trung Nguyen Coffee Village (Làng cà phê Trung Nguyên)
Địa chỉ: Le Thanh Tong street, Quater 10, Tan Loi , Buon Ma Thuot city (Đường Lê Thánh Tông, Khu Phố 10, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột)
Điện thoại: 00500. 3 957 775 – 00500. 3 957 775
Giá cả: Hơi đắt so với mặt bằng chung của Cà Phê Buôn Ma Thuột