HUYẾT KIỆT 血 竭

HUYẾT KIỆT 血 竭

Là loại song mây, có thể dài hơn 10 mét, đường kính từ 2-4cm. Lá mọc kép, so le, cùng về phía gốc hầu như mọc đối, có nhiều gai ở trên thân và lá. Hoa mọc đơn độc

HUYẾT KIỆT   血 竭

Daemonorops draco Blume.

HUYẾT KIỆT 血 竭
HUYẾT KIỆT 血 竭

Xuất xứ: Đường Bản Thảo.

Tên Việt Nam: Huyết kiệt, Máu rồng.

Tên khác: Huyết kết, Huyết nục, Khát bẩm, Kỳ lân huyết, Kỳ lân kiệt, Hải tích thạch, Trảo nhi huyết (Hòa Hán Dược Khảo).

Tên gọi:

1- Có hình dạng như huyết khô đóng cụa nên gọi là Huyết kiệt.

2- Có màu đỏ như máu nên gọi là máu Rồng hay Kỳ lân kiệt, người Âu châu gọi là Sang Dragon.

Tên khoa họcDaemonorops draco Blume (Calamus draco Will,Daemonorops draco Nred).

Họ khoa học: Paimaceae.

Mô tả: Là loại song mây, có thể dài hơn 10 mét, đường kính từ 2-4cm. Lá mọc kép, so le, cùng về phía gốc hầu như mọc đối, có nhiều gai ở trên thân và lá. Hoa mọc đơn độc, đực cái khác gốc. Quả hình cầu đường kính chừng 2cm, khi chín có màu đỏ, trên quả rất nhiều vảy, khi quả (thường hay gọi nhầm là trái) chín, trên mặt những vẩy này phơi đầy chất nhựa máu đỏ.

Địa lý: Cây này chưa thấy xuất hiện ở nước ta, hiện nay Trung Quốc còn phải nhập thêm của Inđônêxia, Việt Nam phải nhập lại của Trung Quốc.

Phân biệt: Ngoài vị được dùng làm Huyết kiệt vừa mô tả trên ra, trên thị trường người ta còn dùng nhựa từ các cây Calamus propinquus Becc, hoặc cây Dracaena cinnabary Balf… cũng với tên Huyết kiệt, nhưng trong loài nhựa này không có vẩy của quả như loại chính thức ở trên.

Thu hái, sơ chế: Ở các đảo thuộc Inđônnêxia, Huyết kiệt mọc hoang, người ta thu hái quả chín về cho vào túi gai để vò xát thì chất nhựa khô dòn ở quả sẽ lỏng ra, xong  rây riêng chất nhựa, bỏ tạp chất. Phơi nắng hay đem cách thủy cho nóng chảy rồi đổ vào khuôn hình trụ đều nhau, hoặc thành từng cục được gói trong lá cây Cọ, hoặc đóng thành từng bánh tròn có khi nặng tới vài kg. Có khi người ta đun quả với nước để nhựa chảy ra rồi đóng thành bánh, nhưng loại nhựa này chất lượng kém hơn.

Phần dùng làm thuốc: Nhựa khô (Resina Draconis, Sanguis Draconis).

Mô tả dược liệu: Huyết kiệt dòn, dễ vỡ vụn, biểu hiện màu nâu đỏ, trên mặt còn lưu lại dấu gói của lá Cọ, những miếng vụn nhỏ biểu hiện láng bóng, trong, có màu đỏ đẹp không có mùi vị đặc biệt, vạch lên giấy lưu lại một vết màu nâu, kinh nghiệm muốn thử thì mài nó vào móng tay, hễ thấy nó ăn thấm vào móng tay là thật, thứ tốt có vị hơi mặn, khi đập bể nó ra ngửi thấy hơi có mùi như Chi tử, nhai không nát, thứ nào mềm dẻo như sáp ong là  tốt, còn loại có vị mặn hoặc khi đập ra mà ngửi thấy tanh hôi là xấu.

Bào chế: Khi dùng Huyết kiệt phải tán bột rồi rây mịn bỏ vào trong hoàn tán để dùng. Nếu dùng với các thuốc khác để tán nhuyễn rồi mới trộn vào. Khi dùng vào thuốc viên thì lúc nào sắp viên mới hãy trộn nó với các vị thuốc khác nếu không biết mà trộn trước nó vào quá sớm thì hóa ra bụi bay hết (Lôi Công bào chế Dược Tính Giải).

Tính vị: Vị ngọt, mặn. Tính bình.

Quy kinh: Vào kinh Tâm bào, Can.

Tác dụng: Khử ứ chỉ thống, đồng thời có tác dụng  liễm sang sinh cơ.

Chủ trị:

+ Trị ứÙ đau do chấn thương, xuất huyết do ngoại thương, lở loét.

Liều dùng: 5 phân-9g.

Kiêng kỵ: Không có ứ tích, phụ nữ có thai cấm dùng.

Bảo quản: Đậy kín, phòng ẩm thấp, sau khi bị ẩm rất khó tán bột.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị tất cả các loại tổn thương do chấn thương, dùng Huyết kiệt, Nhũ hương, Một dược, Tự nhiên đồng, Ma bì hôi, Cẩu hĩnh cốt (đốt tồn tính), Giá trùng, Hoàng kinh tử, Cốt toái bổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Bôi để trị các loại sưng độc và các vết thương do dao búa chém, có tác dụng  sinh cơ chỉ thống, dùng Huyết kiệt, Phát hôi (Tóc rối), Nhũ hương, Mộc dược, Phiến não, Khinh phấn, Tượng nha mạt (bột ngà Voi) Hồng phấn sương, tán bột bôi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Chảy máu do ngoại thương, dùng bột Kỳ lân kiệt xức vào (Quảng Lợi Phương).

+ Huyết sung tức lên tâm ngực sau khi sinh, suyễn tức ngực, rất nguy cấp, dùng Huyết kiệt, Một dược, mỗi thứ 3g tán bột, trộn Đồng tiện và rượu uống (Y Lâm Tập Yếu Phương).

+ Gom miệng vết thương, dùng bột Huyết kiệt 3g, trộn 1 chút Long não, Đại táo đốt nóng chảy thành tro nửa chỉ. Tất cả tán bột trộn nước dải xức (Cứu Nguyên Phương).

+ Trị trong bụng có huyết khối, dùng Huyết kiệt, Một dược, mỗi thứ 30g, Hoạt thạch, Mẫu đơn bì, mỗi thứ 30g, cùng sao qua tán bột trộn hồ và giấm, viên hoàn bằng hạt ngô đồng lớn, uống lúc bụng đói (Trích Huyền Phương).

+ Móng tay hõm đau nhức, dùng bột Huyết kiệt bôi vào (Trích Huyền Phương).

+ Phong thấp đau nhức chạy nơi này qua nơi khác, hai đầu gối Sưng nóng, dùng Kỳ lân kiệt, bột Lưu hoàng, mỗi thứ 30g, uống với rượu nóng lần 3g (Thánh Huệ Phương).

+ Trị cước khí mới mắc hay đã lâu, dùng Huyết kiệt, Nhũ hương, hai vị bằng nhau, tán bột, lấy 1 trái Mộc qua khoét lỗ bỏ thuốc vào trong, bọc ngoài một lớp Miến dày sao với cát, đâm bột để cả Miến làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, uống với rươu nóng lần 3g (Thánh Huệ Phương).

+ Trị cước khí mới hoặc bị đã lâu, dùng Huyết kiệt, Nhũ hương, hai vị bằng nhau, tán bột, lấy 1 trái Mộc qua khoét lỗ bỏ thuốc vào trong, bọc ngoài một lớp Miến dày sao với cát, tán bột để cả Miến, làm viên to bằng hạt ngô đồng lớn, uống với rượu nóng, mỗi  lần 30 viên kỵ các đồ sống mát (Kỳ Hiệu Phương).

+ Động kinh mãn tính, co giật tay chân, yên phách định thần ích khí, dùng Huyết kiệt nửa lượng, Nhũ hương 6g rưỡi, tán làm tễ, sao với lửa cho chảy ra để làm viên với nước sắc Bạc hà, mùa hè uống với nước sắc Nhân sâm (Ngự Dược Viện Phương).

+ Chảy máu mũi, dùng Huyết kiệt, Bạc hà, các vị bằng nhau tán bột thổi vào (Y Lâm Tập Yếu Phương).

+ Đi tiêu ra máu, dùng Huyết kiệt tán bột xức vào (Trực Chỉ Phương).

+ Chứng huyết vậng không biết người xung quanh mình là ai, nói xàm. Dùng Kỳ lân kiệt 30g, tán bột, lần uống 6g với rượu nóng (Thái bình thánh huệ phương).

14- Trị Liêm sang không khép được miệng, dùng bột Huyết kiệt xức vào cho tới khi khô (Tế Cấp Tiên Phương).

Đơn thuốc kinh nghiệm hiện nay:

+ Trị lao xương,  miệng nhọt lở lâu ngày không gom miệng: Huyết kiệt 3g, Nhi trà 3g 5, Một dược 3g 5, Tỳ ma tử 15g, Ba đậu nhân 1 phân 5 ly, Mộc miết tử 6 hạt, Hạnh nhân (sống) 30g, Khinh phấn 30g, Chương đơn 150g, dầu Mè nửa cân, chế thành cao, lấy cao phết trên vải, dán trên ống rò, mỗi lần dán 10-15 ngày thay 1 lần (trên miếng cao khi có chất mủ chảy ra, có thể dùng nước sạch để rửa, ho nóng miếng cao dán lên để cho mềm dễ thay miếng khác (Sinh Cơ Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tham khảo:

Công dụng chủ yếu của Huyết kiệt, uống trong có tác dụng  hoạt huyết tán ứ chỉ thống, hễ nội thương huyết tụ, kinh nguyệt bế tắc, sau khi sinh huyết khối gây đau đớn, chấn thương do bổ té đập đánh, các loại đau trong ngực bụng, thì không thể không dùng tới nó, dán bên ngoài có thể cầm được máu sinh cơ liễm được miệng ở các ung nhọt lâu ngày không khép, chảy máu do ngoại thương loe miệng không khép, cũng dùng nhiều tơí nó, nhất là hay dùng trong các bệnh ở ngoại khoa hay thương khoa. Khi dùng nên tán bột uống với thuốc, uống với Rượu lại càng tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).