NỘI DUNG CHÍNH SẼ TRÌNH BÀY
Tên Việt Nam:
Tôm càng.
Tên Hán Việt khác:
Hà.
Tên khoa học:
Macrobrachium Nip-ponense.
Họ khoa học:
Megascolecidae.
Mô tả:
Thuộc động vật không xương sống, lớp Giáp liền (Leptostraca), bộ Tôm (Nacrura) mười chân (Decapoda), sống ở nước mặn và nước ngọt, các đốt ngực dính với đầu thành khới đầu ngực có giáp chung, ngực có 8 đôi phần phụ; 3 đôi trước biến thành chân-hàm nhỏ hơn 5 đôi chân sau là chân bò thường, có 1,2 hay 3 đôi trước biến thành kìm. Thân hình ống dài có 2 râu dài, lưng cong, bụng dài, phần phụ bằng bụng cuối hợp với TELSON làm thành tấm quạt nước lớn.
Địa lý:
Ở nước ta có phổ biến các loài Tôm sắt (Laxapalaemon Carivata), Tôm càng (Macro-barachium Nipponnense), sống phổ biến khắp ao, hồ ở Việt Nam, nơi nước ngọt.
Cần phân biệt với các loài tôm ở biển như Tôm rồng (Panulirus homarus), Tôm he (Metapenacopsis Barbatus), Tôm gõ trống (Alphaeus Distinguendus), Tôm san hô (Coralliocaris graminea). Trong nước lợ còn có các giống Palaemonetes, Palaemon.
Tính vị:
Vị ngọt, Tính ấm, Có độc ít.
Tác dụng sinh lý:
Bổ dương khí, khử đàm, sát trùng.
Chủ trị:
Viêm quầng.
Liều lượng, cách dùng: Đâm nhuyễn tùy bệnh nhiều hay ít đắt lên rịt lại.
Tham khảo:
1- Tôm còn có trứng gọi là Hà tử hay Hà xuân (Cương Mục Thập Di), có vị ngọt, tính ấm, không độc. Có tác dụng trợ dương thông huyết mạch (Cương Mục Thập Di).
2- Tôm lột bỏ vỏ chỉ lấy thịt rồi phơi nắng cho khô gọi là Hà mễ. Có vị ngọt, tính bình không độc. Bài thuốc bổ thận ích dương, dùng Hà mễ 1 cân, Cáp giới 2 con, Hồi hương, Thục tiêu, mỗi thứ 4 lượng. Lấy muối hòa rượu sao cho giòn, rồi lấy một lượng bột Mộc hương trộn đều, nhân đang còn nóng bỏ vào bình đậy kín, lần uống một muổng lúc đói, với rượu hoặc muối (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Theo Y học cổ truyền Việt Nam