Du khách đến tham quan Đà Nẵng, khi đi trên con đường du lịch trải dài nối liền các tỉnh miền Trung, du khách có cơ hội ngắm nhìn một danh thắng nổi tiếng thu hút biết bao nhiêu người. Tọa lạc trên bán đảo Sơn trà nổi tiếng xinh đẹp, nổi bật lên bức tượng Quan Thế Âm với màu trắng thanh khiết, trộn lẫn cùng màu xanh của núi rừng và màu trời tương sáng. Đó chính là bức tượng phật tại chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, đây được xem là ngôi chùa đẹp nhất Đà Nẵng – Bãi Bụt, ngôi chùa được xem là đẹp nhất của
Đà Nẵng có ba ngôi chùa mang tên Linh Ứng. Không rõ là do vô tình hay do chữ duyên mà cả ba ngôi chùa đều được tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng , tạo thành một tam giác linh thiêng trong thành phố. Đó là Linh ứng Non Nước- nằm trên hòn Thủy của 1 trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Linh Ứng Bà Nà, nằm trên chót vót núi cao của địa danh du lịch nghỉ mát “Đà Lạt của miền Trung” và Linh ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, nằm lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà.
Đó là chùa Linh Ứng Non Nước, nằm trên hòn Thủy sơn của 1 trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Chùa Linh Ứng Bà Nà, nằm chót vót trên núi cao của địa danh nghỉ mát “Đà Lạt của miền Trung” và Linh ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, nằm lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà.
1. CHÙA LINH ỨNG BÃI BỤT
Linh Ứng Tự Bãi Bụt là ngôi chùa to nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa. Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km về phía Đông Bắc, ở độ cao 693 m so với mực nước biển, chùa tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà. Được xem như là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho thành phố Đà Nẵng.
Ảnh: tourdanangcity
Dù đứng bất cứ ở đâu trên đất Đà Nẵng đều có thể nhìn thấy ngọn núi này. Tọa lạc trên một ngọn đồi, mang hình con rùa hướng ra biển cả, lưng tựa cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú, chùa Linh Ứng Bãi Bụt trên bán đảo Sơn Trà vừa được khánh thành, không những được xem là một công trình in đậm dấu ấn phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XXI mà còn là nơi hội tụ của linh khí đất trời và lòng người.
Ảnh: bestprice
Đặc biệt, từ xa xa trên những con đường ven biển Sơn Trà Điện Ngọc, du khách đã có thể nhìn thấy ngôi chùa với mái ngói xanh xanh nằm vững chãi bên sườn Đông của bán đảo. Đây được xem là ngôi chùa lớn nhất của thành phố về cả mặt quy mô cũng như về mặt nghệ thuật.
Điểm nhấn quan trọng của chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (67 m). Tượng đứng tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa, mang theo bao lời cầu mong về một vụ mùa sóng yên biển lặng và quốc thái dân an.
Trên mão tượng Quán Thế Âm có tượng Phật Tổ cao 2 m. Có đường kính tòa sen rộng 35 m. Đường kính trong lòng tượng rộng 17 m, chiều cao 17 tầng và mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng vẻ mặt tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”. Ngoài các cửa thông gió, tầng 17 trên cùng có cầu thang thông lên đỉnh đầu tượng.
Ảnh: bestprice
Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh linh thiêng, thanh tịnh nhưng cũng không kém phần tao nhã như chốn bồng lai. Từ trên các toà tháp của tượng, du khách thập phương có thể nhìn được toàn bộ cảnh thành phố, núi rừng và biển đảo Sơn Trà một cách hoàn hảo nhất.
2. CHÙA LINH ỨNG NON NƯỚC
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, chùa Linh Ứng Non Nước – Ngũ Hành Sơn được xem là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung và là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng. Chùa Linh Ứng Non Nước còn có tên gọi khác là chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn hay chùa Ngoài.
Ảnh: wikipedia
Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà vua ngự đến Ngũ Hành Sơn, cùng lúc cho xây dựng lại chùa Tam Thai, vua cho xây dựng chùa bằng gạch ngói và ban một tấm biển “Ngự chế Ứng Chơn Tự, Minh Mạng lục niên phụng tạo”. Đến năm Thành Thái thứ 3 (1891) do kị húy của một vị Vua nhà Nguyễn, nên chùa Ứng Chơn dã đổi lại là chùa Linh Ứng, và có một tấm biển ghi rõ “Cải tứ Linh Ứng Tự, Thành Thái tam niên” (Đổi lại chùa Linh Ứng, năm Thành Thái thứ ba). Từ đây, có tên là chùa Linh Ứng cho đến ngày nay.
Ảnh: caibatvang
Năm 1997, tháp Xá Lợi được xây bên trái chùa cao 30 m, đặt thờ khoảng 200 tượng bằng đá và 40 phù điêu Phật, Bồ tát, La hán. Chùa thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, sở hữu kỷ lục: Ngôi tháp xá lợi có nhiều pho tượng bằng đá nhất.
Ảnh: caibatvang
Chùa Linh Ứng Non Nước trải qua một chặng đường khá dài với nhiều lần đổi tên và trùng tu. Tuy thế, chùa luôn tồn tại trong lòng du khách đến cầu an vãn cảnh một tâm tình rất đặc biệt. Đứng trước tượng Đức Phật Thích Ca cao hơn 10 m, đài Quan Âm hoặc dạo quanh vườn cảnh, du khách như chìm đắm ở cõi bồng lai với thiên nhiên hữu tình huyền ảo, cảnh quan bình lặng và thanh tịnh.
3. CHÙA LINH ỨNG BÀ NÀ
Chùa Linh Ứng Bà Nà – nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu Du lịch Bà Nà. Chùa nằm ở độ cao gần 1.400 m, chùa Linh Ứng được khánh thành vào ngày 06/03/2004.
Ảnh: dulichdanang
Chùa có một khoảng sân rộng được lót bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông với 3 loại lá khác nhau. Trong chánh điện còn có một vật thờ phượng khác cũng gây nhiều ấn tượng cho khách thập phương là một cỗ trống cao đến 2,4 m. Đặc biệt, bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27 m, ngang gối 14 m, thiền định trên đài sen cao 6 m, tượng được xây bằng xi măng cốt sắt do thợ cả Nguyễn Quang Xô đảm nhận. Tượng Phật uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Từ đây, ta có thể nhìn được bốn bề bức tranh thành phố với vịnh Đà Nẵng, đường bờ biển dài từ chân đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê và non nước Ngũ Hành Sơn…
Ảnh: Pham An Duong
Từ thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng muốt này nổi bật trên nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà – Núi Chúa. Cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi du khách được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca tạo thiền thuộc vào hàng lớn nhất châu Á. Được xây dựng trên núi cao, chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng, những nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao, thư thái.
Ảnh: Pham An Duong
Theo Traveltimes.vn, ivivu