HÙNG ĐỞM 熊 膽

HÙNG ĐỞM 熊 膽

Họ Gấu (Ursidae) gồm những thú ăn thịt lớn, có thể dài tới 3m, nặng 725kg, thậm chí tới 1000kg và là thú ăn thịt lớn nhất, có đuôi rất ngắn đi bằng chân có vuốt khỏe

HÙNG ĐỞM   熊 膽

Fel Ursi.

HÙNG ĐỞM 熊 膽
HÙNG ĐỞM 熊 膽

Xuất xứ: Đường Bản Thảo.

Tên Việt Nam: Mật gấu.

Tên khoa họcFel Ursi.

Họ khoa học: Ursidae.

Mô tả: Họ Gấu (Ursidae) gồm những thú ăn thịt lớn, có thể dài tới 3m, nặng 725kg, thậm chí tới 1000kg và là thú ăn thịt lớn nhất, có đuôi rất ngắn đi bằng chân có vuốt khỏe, song không co được, dáng đi nặng nề nhưng rất nhanh nhẹn khi leo cây: Ở Việt Nam có 2 giống chính:

1- Gấu ngựa: (Selenarctor thibetanus G. Cuvier), có thân dài 1,5m-1,6m, nặng từ 100-200kg, lông đen bóng có khoang trắng hình chữ V ở cổ nên có nơi gọi là ‘Gấu đeo vòng’. Lông gáy và lông vai dài. Tai dài. Chửa trong 6 tháng, mỗi lứa 2 con. Ăn thịt nhiều hơn các loài gấu khác. Ở Việt Nam Gấu ngựa chỉ thấy xuất hiện ở những núi cao Miền Bắc.

2- Gấu chó (Helarctos), thân dài không quá 1,5m, tai ngắn tròn, đầu rộng, ngắn, lông ngắn, dầy, bóng trừ hai bên mõm có chấm vàng nhạt. Ở ngực có hình chữ V màu vàng. Phổ biến ở Việt Nam cả hai miền Nam Bắc, sống ở miền núi, đôi khi vào nương rẫy, hiện nay Gấu chó đã chở nên hiếm. Gấu chó dễ thuần hóa.

Địa lý: Có phổ biến ở rừng núi Việt Nam, sống hoang dã.

Phân biệt: Ngoài những con trên ra có các loại Gấu trắng (Thalarctor Maritimus) sống hơn 30 tuổi, Gấu nâu (Ursus Arctor) sống trên 45 tuổi đều được dùng như những con trên.

Thu bắt: Bất cứ mùa nào cũng có thể bẫy gấu được, thường người ta thường lấy mật vào mùa đông, vào mùa này mật nhiều nhưng không bằng mật vào mùa xuân, mặc dù ít hưng tốt hơn. Có khi Gấu trèo cao trên cây để tìm kiếm mật ong ăn, ăn xong ngửa mặt rơi xuống đất bất tỉnh, người ta trói lại chờ cho nó thật tỉnh mới mổ lấy mật, có người lại cho rằng trong lúc Gấu từtrên cao rơi, với sức nặng nề như thế sở dĩ Gấu không bị chấn thương là nhờ mật tiết ra để làm tán ứ ở các nơi bị bầm dập, khi hết tán ứ thì trở về mật lại.

Phần dùng làm thuốc: Túi mật phơi hay sấy khô (Fel Ursi).

Mô tả dược liệu: Túi mật khô của Gấu biểu hiện hình trứng dài dẹt phẳng, dạng phẳng hoặc khối, nhỏ dần ở phần trên, có dấu thắt ở miệng túi, đặc biệt túi mật Gấu có cuống rất dài. Khi ép dẹt chiều dài chừng 13-22cm, rộng chừng 6-12cm, chiều dày tứ 1,5-3,2… mặt ngoài biểu hiện màu nâu đỏ, một mép phẳng một mép cong trông như lưỡi dao phay trơn bóng, hơi có những nếp nhăn hoặc hõm xuống hai bên tương đối dày hơn ở giữa, lớp mỏng bán trong suốt, chất dẻo cứng, cắt túi mật thì sẽ thấp bên trong biểu lộ màu nâu đỏ vàng, khối ngưng kết của đởm trấp bán trong suốt, hoặc là những khối màu nâu đen không trong suốt, chất giòn dễ bẻ.

Bào chế:

1- Đem mật Gấu tươi dùng hai miếng gỗ mỏng ép lại 3-5 ngày, thay một lần từ 20 ngày tới1 tháng thì có thể khô, làm như vậy vị và màu sắc đều đẹp. Còn nếu phơi ở trước gió cho khô thì phải mất từ nửa năm đến 8-9 tháng mới bắt đầu khô, có người lại treo trên bếp thì đởm trấp tụ lại kết lại thành một khối màu đỏ sẽ biến thành màu đen nhưng có mùi hôi của khói.

2- Mật Gấu lấy được người ta buộc thắt cổ túi mật lại rồi nhúng qua cồn 900 trong một lát, lấy 2 thanh tre đã buộc kỹ, kẹp mật lại rồi đun nhỏ lửa, sấy nhẹ 5-6 ngày, treo lên nơi có gió thoáng 10 ngày khi đởm trấp đông lại thì ép dẹp cho túi mật dẹt ra. Rồi gói giấy bóng kín, để vào hộp kín, dưới có lót vôi sống để hút ẩm. Thông thường không dùng sức nóng để làm khô thì càng tốt.

Cách thử: Mật Gấu là loại quý và hiếm cho nên rất có nhiều thứ giả, theo kinh nghiệm có nhiều cách thử  sau đây:

1- Thử mật Gấu của cổ nhân:

a) Lấy một chút mật Gấu bằng chừng hạt lúa bỏ vào bát nước hễ thấy nó chạy có đường kéo từ mặt nước xuống trôn bát, thẳng như sợi chỉ, lâu mãi chưa tan như thế mới thật là thư tốt (Tô Tụng).

b) Mật Gấu xem thứ tốt phải có màu sáng loáng, thử lấy bằng hạt gạo thả vào chén nước, thì thấy chạy quay nhanh tít như bay mới thật là thứ tốt. Các thứ mật động vật khác hoặc lấy ráy tai thả vào nước nó cũng chạy nhưng chạy chậm và không có sắc sáng nhoáng (Tiền Trọng Dương).

c) Mật Gấu có tính dẹp tan mọi bụi bặm, thử  lấy một bát nước trong, thả bụi lên trên cho phủ kín mặt nước, rồi lấy một chút mật Gấu chừng bằng hạt gạo bỏ vào, hễ thấy lớp bụi tan ra rià bát mới là thứ thật (Chu Mật).

d) Mật Gấu đốt không cháy.

đ) Lấy một bát nước, một góc để ngọn bấc đốt bằng sáp ong, góc đối diện nhỏ giọt mật gấu, thì thấy mật gấu đi sang chỗ sáp Ong, các mật khác không đi như vậy.

e) Nhỏ một giọt mật Gấu vào máu không đông được, hoặc đã đông rồi thì tan ra.

g) Khi cắt túi mật ra, sẽ thấy có chất đen nhánh, giữa đám đen, có những hạt lổn nhổn màu vàng óng ánh như Hổ phách. nếm vào miệng bước đầu thấy có vị đắng, sau ngọt rồi mát, dính lưỡi, ngậm lâu sẽ tan hết trong miệng. Loại mật động vật khác đắng nhưng không mát, không dính lưỡi, không bóng, không giòn, mùi tanh khó ngửi.

2- Thử mật gấu hiện nay:

Lấy một giọt mật Gấu hòa tan trong nước 1ml nước cất và một ít saccarô, rồi thêm 1-2 giọt acid sulfuric thì sẽ thấy xuất hiện một màu đỏ rất đẹp.

Tính vị: Vị đắng, tính lạnh.

Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Can, Vị.

Tác dụng: Thanh nhiệt, sát trùng, phá ứ, hồi sinh (ngã bất tử), đau nhức.

Chủ trị:

+ Trị nhặm mắt, đỏ mắt do chấn thương, động kinh, vàng da, đau do chấn thương hoặc phong thấp.

Liều dùng: Uống tứ 3-5 phân.

Kiêng kỵ: Không có thực nhiệt uất hỏa thì cấm dùng. Ghét Phòng kỷ, kỵ Địa hoàng.

Bảo quản: Dễ sâu, mốc. Cần tránh ẩm, tránh nóng, để trong hộp kín có lót chất hút ẩm.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trĩ đã 10 năm, dùng mật Gấu bôi vào rất hay, các thuốc khác không kịp được (Ngoại Đài Bí Yếu).

+ Giun chui ống mật, đau thốc lên tim, dùng Mật gấu bằng hạt đậu lớn uống với nước (Ngoại Đài Bí Yếu).

+ Trẻ con  thò lò mũi, dùng nửa phân mật Gấu hòa nước bôi vào (Thánh Huệ Phương).

+ Trị đỏ mắt có nhiều màng mộng che ở mắt, mỗi lần dùng lấy một chút mất Gấu hòa với một chút Băng phiến cho vào chậu hay thau có ten đồng, điểm vào mắt rất hay, nếu ngứa mắt, chảy nứơc mắt thì gia thêm một chút bột Gừng điểm vào (Hùng Đởm Hoàn Tề Đông Dã Ngữ Phương).

+ Trẻ sơ sinh mắt nhắm nghiền bởi do nhiệt độc trong lúc mang thai, lấy một chút mật Gấu, chưng với nước rửa, ngày 7-8 lần, sau 3 ngày không mở ra được thì uống thang Tứ vật gia thêm Cam thảo, Thiên ba phấn (Toàn Ấu Tâm Giám).

+ Trĩ rò dùng mật Gấu nửa lượng, bỏ vào một ít Long não, nghiền bột, thêm 1 ít mật Heo bôi vào (Thọ Thành Phương).

+ Đau răng dùng mật Gấu 9g, Long não 4 phân, trộn với một chút mật heo bôi vào (Nhiếp Sinh Phương).

+ Trẻ con gầy gò vì Cam tích, dùng Hùng đởm, Sư quân tử, hai vị bằng nhau, nghiền nhỏ, bỏ vào hủ sành nhỏ chưng cho chảy ra, luyện bánh chưng làm hồ, làm viên to bằng hạt Mè lớn, mỗi lần uống 20 viên với nước cơm (Bảo Ấu Đại Toàn).

+ Chấn thương do té ngã, bị đập đánh, dùng mật Gấu hòa Rượu bôi vào, bên trong uống thêm càng tốt, có tác dụng  giảm sung huyết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tham khảo:

Gấu: Ngoài việc cho mật ra còn cho các vị sau để làm thuốc.

– Máu (Hùng huyết), trị trẻ con bị chạm vía (khách ngỗ).

– Mỡ (Hùng chi, Hùng bạch), lấy cho được 1 cân mỡ lá ở lưng Gấu, bỏ vào 14 hạt tiêu rồi rán, cất dùng, trị phong thấp mất cảm giác, co giật, tích tụ ở trong bụng, ốm gầy khi sốt, khi lạnh.

– Thịt xương (Hùng nhục, Hùng cốt) dùng nấu cao, để trị phong thấp, cách nấu như cao Hổ, cao Khỉ (Xem: Hổ cốt).

– Bàn tay (Hùng chưởng), trong số cao lương mỹ vị, bàn tay Gấu là một trong bát trân. Vì khi nào đói nó cứ liếm bàn tay hoài, nên tất cả khí tốt đều nằm ở bàn tay Gấu, người ta thường nấu với Rượu (một phần), Giấm (nửa phần) và nước (hai phần), nấu khi nào nhừ nở tròn như trái banh là ăn được. Có tác dụng  phòng ngừa được phong hàn, ích khí lực.