Cây nhỏ, cao 0,7-2m. Lá mọc so le nhưng gần như đối nhau, có khi mọc thành từng vòng giả 3-4 lá. Phiến dài hình mũi mác
KHỔ SÂM 苦 參
Croton tonikensis Gagnep.
–Xuất xứ : Thần Nông Bản Thảo.
–Tên khác : Bạch Hành, Bạt Ma, Cầm Hành, Dã Hòe, Địa Cốt, Địa Hòe, Đồ Hòe, Hổ Ma, Khổ Cốt, Khổ Quyển Biển Phủ, Khổ Tân, Khổ Thức, Kiêu Hòe, Lăng Lang, Lộc Bạch, Lục Bạch, Thỏ Hòe, Thủy Hòe (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
–Tên khoa học : Croton tonikensis Gagnep.
–Họ khoa học : Họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae).
–Mô tả : Cây nhỏ, cao 0,7-2m. Lá mọc so le nhưng gần như đối nhau, có khi mọc thành từng vòng giả 3-4 lá. Phiến dài hình mũi mác, mép nguyên, cả 2 mặt lá đều có nhiều lông tỏa tròn óng ánh. Khi phơi khô, mặt dưới lá có mầu trắng bạc, mặt trên lá có mầu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa đực có 5 lá đài, 12 nhị, hoa cái cũng có 5 lá đài, 3 vòi nhụy. Quả gồm 3 mảnh vỏ, mầu hung đỏ, có lông trắng. Hạt hình trứng, có mỏ, màu nâu hung. Mùa hoa qủa : tháng 5-8.
–Địa lý :
–Thu hái, sơ chế :
–Phần dùng làm thuốc: Lá thu hái khi cây đang có hoa, phơi khô.
–Bào chế:
+Dùng nước vo gạo đặc của gạo nếp ngâm 1 đêm, mùi tanh hôi nổi trên mặt nước, phải đãi lại rồi hấp 1/2 ngày, lấy ra phơi khô, thái để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
–Bảo quản : Dễ mốc, mọt. Cần để nơi khô ráo, kín.
–Thành phần hoá học:
+Trong Khổ sâm có : d-Matrine, d-Oxymatrine, d-Sophoranol, 5-Hydroxymatrine, l-Anagyrine, l-Methylcystisine, l-baptifoline, l-Sophocarpine, Xanthohumol, Isoxanthohumol, 3,4,5-Trihydroxy, 7-Methoxy, 8-Isopentenylflavone, 8-Isopentenyl- Kaemferol (Trung Dược Học).
+Trong lá có các nhóm chất Flavonoid, Alcaloid và Tanin. Hàm lượng Alcaloid toàn phần là 0,31-0,33% (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
–Tác dụng dược lý :
*Tác Dụng Chống Nấm : nước sắc Khổ sâm trong thực nghiệm có tác dụng kháng 1 số nấm ngoài da (Trung Dược Học).
+Tác Dụng Kháng Sinh : Khổ sâm có tác dụng kháng sinh đối với trực khuẩn lỵ đồng thời có tác dụng kháng lỵ amip, làm cho đơn bào co thành kén.
+Tác Dụng Đối Với Ký Sinh Trùng Sốt Rét : nước sắc của bài thuốc gồm Khổ sâm và vỏ Bưởi có tác dụng ức chế ký sinh trùng sốt rét mạnh trên động vật thí nghiệm được gây nhiễm sốt rét, nhưng tái phát trong thời gian 10 ngày theo dõi. Trên mô hình thực nghiệm chuột nhắt nhiễm Plasmodium Berghei và gà nhiễm Plasmodium Gallinaceum, Alcaloid chiết xuất từ Khổ sâm không thể hiện rõ tác dụng.
1 bài thuốc khác gồm lá Khổ sâm và vỏ Bưởi đào dưới dạng nước sắc và sirô đã được thử nghiệm trên 59 bệnh nhân sốt rét và thấy thuốc có tác dụng hạ sốt, làm giảm mật độ ký sinh trùng ở bệnh nhân nhưng tác dụng yếu, không rõ rệt, đồng thời không có tác dụng phụ.
+Bài thuốc gồm Khổ sâm và 3 vị thuốc khác dưới dạng nước sắc để rửa âm đạo trong điều trị sa sinh dục, phối hợp với bài thuốc uống và bài thuốc đặt ở âm đạo, đạt kết qủa khá tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
–Tính vị :
+Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).
+Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
–Quy kinh:
+Vào kinh Can, Thận, Đại trường, Tiểu trường (Trung Dược Học).
+Vào kinh Tâm, Thận, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Tác Dụng
+Trừ thấp nhiệt, khứ phong, chỉ dưỡng (Trung Dược Học).
+Thanh hỏa, giải độc, sát trùng, khử thấp (Đông Dược Học Thiết Yếu).
–Chủ trị:
+Trị lỵ ra máu, ghẻ lở, hắc lào, nhọt độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
–Liều dùng : 6-30g.
–Kiêng kỵ :
+Người Can Thận hư yếu mà không có chứng nóng : không nên dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+Tỳ Vị hư hàn : không dùng (Trung Dược Học).
+Thận hư mà không có thấp nhiệt : không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
–Đơn thuốc kinh nghiệm :
· Trị mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đới hạ có màu đỏ, đục : Khổ sâm + Mẫu lệ phấn. Tán bột. Lấy 1 dạ dày heo đực, cho 3 chén nước vào hầm thật nhừ, giã nát, trộn với thuốc bột làm viên như hạt bắp, uống với rượu ấm (Trư Đỗ Hoàn – Lưu Tùng Thạch Phương)
· Trị dạ dầy đau : Lá khổ sâm 12g, Lá khôi 50g, Lá bồ công anh 20g. Nước 600ml. Sắc đặc còn chừng 200ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 3 ngày. Rồi lại uống tiếp cho đến khi khỏi ( Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
· Trị kiết lỵ : lá Khổ sâm 20g, lá Phèn đen 20g. Sắc uống (Trồng Hái Và Dùng Cây Thuốc).
· Trị khắp mình nổi mẩn ngứa : lá Khổ sâm + lá Trầu không + lá Đắng cay nấu lấy nước xông và tắm rửa (Trồng Hái Và Dùng Cây Thuốc).
· Trị bụng đau không rõ nguyên nhân : Nhai mấy lá Khổ sâm tươi với muối (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Trị lỵ cấp tính, tiêu chảy : Lá Khổ sâm + lá Phèn Đen, mỗi thứ 1 nắm (20g), sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Trị lỵ cấp tính, tiêu chảy : Khổ sâm, Rau sam, Cỏ sữa, Cỏ nhọ nồi, Lá mơ lông, mỗi vị 10g, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Trị lỵ cấp tính, tiêu chảy : Khổ sâm 16g, Hương phụ 10g, Củ sả 6g, Vỏ qúit 6g, Gừng 3 lát, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Trị vẩy nến : Khổ Sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, Thương nhĩ tử 15g. Tán bột, làm viên. Ngày uống 20-25g (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Trị tử cung sa : Khổ sâm 10g, Phèn phi 25g, Bồ công anh 10g, Thổ phục linh 10g. Sắc lấy nước rửa âm đạo, cách ngày làm 1 lần (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
–Tham khảo :
“Khổ sâm tuy đặt tên có chữ sâm nhưng không có tính bổ. Nha đảm tử là Khổ trân tử nhưng người ta đa số cứ lầm là hạt Khổ sâm – Khổ sâm với Hoàng liên đều là thuốc có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa. Khí vị của Hoàng liên thanh, trừ Tâm hỏa là chính. Khí của Khổ sâm trọc, trừ hỏa ở Tiểu trường là chính” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
“Huyền sâm làm sứ cho Khổ sâm. Khổ sâm ghét Bối mẫu, Thỏ ty tử, Lậu lô. Khổ sâm rất kỵ Lê lô, uống lẫn 2 thứ có thể gây chết” (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).